Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Những di tích việc bức hại giáo dân ở Quảng Trị từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX

* Mai Lĩnh
Bức phù điêu tại lăng Tử Đạo Trí Bưu

Một số thông tin về việc cấm đạo ở Việt Nam từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX:
- Ở Đàng Trong, 6 đời Chúa Nguyễn đã ban hành 8 sắc chỉ trong thời gian từ 1625 đến 1725.
- Ở Đàng Ngoài, 7 đời Chúa Trịnh đã ban hành 17 sắc chỉ trong thời gian từ 1629 đến 1773.
- Nhà Tây Sơn có 5 sắc chỉ cấm đạo do vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) ban hành 2 sắc chỉ và Cảnh Thịnh ban hàng 3 sắc chỉ. Đặc biệt, vua Quang Trung không ban hành một Sắc Chỉ nào. Quan Thái Phó Trần Quang Diệu là người chống lại việc cấm đạo. Ông chống đối lại việc bắt bỏ tù và đày đoạ các Giáo Sĩ và giáo dân. Vợ chồng Thái Phó (phu nhân là nữ tướng Bùi Thị Xuân) rất có cảm tình với các Giáo Sĩ Thừa Sai.

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Đâu rồi những đồi sim?!

* Mai Lĩnh

Sim bên triền đập Trấm, tháng 6/2014
Với ý nghĩ tìm lại những nét đặc trưng về thiên nhiên, con người ở Quảng Trị đã ghi sâu vào ký ức tuổi thơ, hai đề tài toi dành nhiều thời gian suy nghĩ và tìm kiếm nhất là hình ảnh những đồi sim, nắng và gió Lào ở Quảng Trị.

Những “đồi sim” chứ không chỉ là hoa và trái sim. Và với thằng nhóc 6 tuổi như tôi hồi đó, chưa hề biết gì đến bài thơ của cụ Hữu Loan, chỉ thấy thích khi biết loại trái ngon, ngọt đầy ắp rổ của mấy bà ngồi bán dọc đường Phan Bội Châu vô chợ Đông Hà, lại có thể hái ăn thoải mái, không phải mua vì cây sim mọc hoang đầy trên đồi. Hồi đó, nhà tôi ở cái xóm nhỏ thuộc thôn đệ Nhị, cạnh đồng lúa làng Tây Trì. Nếu tính theo đường QL9 thì qua khỏi nhà thờ là “ngoại ô” rồi, con đường lên dốc và quẹo tay trái về hướng tây; bên trái là đồi đất chập chùng mọc đầy sim, bên phải là vùng đất thấp kéo dài ra bờ sông Hiếu. Đi lên, qua khỏi đường sắt là đã thấp thoáng những xóm người Thượng (cách gọi người dân tộc thiểu số hồi ấy).

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Lễ tảo mộ ở Đại An Khê, Hải Lăng.

* Mai Lĩnh

Nói tới tục tảo mộ, hay chạp mả, người ta thường liên tưởng đến câu 
Thanh minh trong tiết tháng Ba,
lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
trong truyện Thúy Kiều (Nguyễn Du). Nhưng đó là chuyện kể theo phong tục và bối cảnh Trung Hoa ngày xưa.
Người Việt, từ xưa đã có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, và thời tiết có những khác biệt theo vùng miền nên ngày tảo mộ, chạp mả được tiến hành vào những thời điểm khác nhau, nhất là vì cuộc sống thay đổi nhưng tựu trung vẫn nhằm hai mục đích chính là thăm viếng, sửa sang nơi an nghỉ của tiền nhân (người đã khuất) để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ gia tiên; thứ hai, đó cũng là dịp để người trong gia tộc có dịp quần tụ trong điều kiện sống tản mác khắp nơi, quanh năm lo chuyện mưu sinh.

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Ngôi chùa có miếu thờ linga và yoni !

* Mai Lĩnh

Đó là chùa Đông Lâm ở làng Cu Hoan, xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ngôi chùa tọa lạc trong khu vườn rộng, có lẽ nằm trên vị trí một kiến trúc cổ xưa của người Chămpa trước khi hai châu Ô, Rí sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt từ cuộc hôn nhân của Chế Mân và công chúa Huyền Trân (năm 1306).

Qua nhiều thế kỷ với nhiều đổi thay, tang thương dâu bể; vùng đất này trải qua nhiều cuộc chiến, trong khu vườn chùa Đông Lâm chỉ còn sót lại dấu tích của một giếng cổ Chămpa, theo cách đào giếng xếp đá như vùng di tích giếng cổ ở Gio An (huyện Gio Linh, Quảng Trị). Theo lời nhà sư trụ trì hiện nay, người dân địa phương đã tìm thấy dưới đáy giếng hai vật thể điêu khắc đá mang hình tượng linga và yoni, người đã đưa lên đặt vào ngôi miếu nhỏ và tiếp tục nhang khói đến ngày nay như một hình thức thờ tự theo tín ngưỡng dân gian.