Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

Hoàng Ân - ngôi chùa "sáng rực" trong xóm nhỏ

Cây dầu hơn 300 năm tuổi

Cù Lao Phố - Những điều mắt thấy, tai nghe

(Bài 03)
  • Mai Lĩnh

Từ xa, đã nhìn thấy ngọn cây dầu cao vút, đứng thẳng như cột cờ (có vòng ôm quanh gốc khoảng 8m) được cho là có trên 300 năm tuổi trong sân chùa. Bên ngoài sân, trên nhiều hạng mục mới được tôn tạo, màu vàng nhũ nổi bật dưới ánh nắng chiều. Chùa Hoàng Ân tọa lạc tại ấp Nhị Hoà, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa. Đến chùa, phải đi vào con hẻm trên đường Đặng Văn Trơn (hoặc theo con hẻm khác từ đường Đỗ Văn Thi. Sách "Biên Hòa sử lược toàn biên" (Lương Văn Lựu, xuất bản năm 1971) chép: “Chùa Hoàng Ân nguyên là một am tự lập từ năm Kỷ Dậu (1729). Chùa do một Thiền sư phái Lâm Tế khai sơn và tạo dựng...”.

Bên trong chánh điện, ngoài hương án chính giữa thờ Phật với rất nhiều tượng, còn có nhiều hương án thờ chư vị thánh thần như "Quan Thánh Đế", "Bà Chúa Nguyên Nhung", "Diêu Trì Thánh Mẫu", có cả bàn thờ "Giám Trai" và "Cha Trời Mẹ Đất"... khiến khách tham quan ngỡ ngàng, băn khoăn... không biết đây là chùa Phật Giáo hay đền thờ "Đa thần giáo"! Trong chánh điện, hai tủ kính chất đầy kinh sách nhà Phật (sách mới như ở các nhà sách) và nhiều tủ kính sáng rực chứa vô số "xá lợi" của Phật và các ... vị thánh! Nhìn qua, có cảm giác như đang đứng trong một cửa hiệu kim hoàn sang trọng.

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Ngôi chùa sư nữ với câu chuyện tình éo le gần 200 năm trước


Cù Lao Phố - Những điều mắt thấy, tai nghe

(Bài 2)

  • Mai Lĩnh
Viếng chùa, lại là một ngôi chùa cổ, khung cảnh thường u nhã, tôn nghiêm, gợi lòng hoài cổ khiến khách nhàn du thấy lòng thanh tịnh, nhẹ nhàng. Nhưng ngày nay, nhiều ngôi chùa cổ không tạo được những cảm nhận như vậy! Không biết có phải tại lòng lữ khách còn nhiều vọng động quá chăng?

Ở Cù Lao Phố và Biên Hoà nói chung, hầu hết đình đền, chùa miếu được bảo tồn nguyên vẹn và có nhiều lần trùng tu, tôn tạo; đó là việc làm cần thiết, nhưng chất lượng và hiệu quả còn tuỳ cách làm.
Khi bước vào chùa Đại Giác - một trong ba ngôi chùa cổ nhất của Biên Hòa (hai ngôi chùa còn lại là chùa Bửu Phong và chùa Long Thiền) - tọa lạc tại  ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa (Cù Lao Phố); tôi  
ngắm ba pho tượng lớn đặt sân trước chánh điện mà không muốn chụp ảnh: Tượng Phật Thích Ca ngồi gốc Bồ Đề có khuôn mặt đẹp của một người đàn ông thông minh, sắc sảo; tượng ngài Di Lặc có nụ cười mãn nguyện như ông Thần Tài còn tượng đức Quán Âm Bồ tát thì khiến tôi liên tưởng đến các vị Thánh Mẫu của Thiên Tiên Thánh Giáo, được sơn màu trên khuôn mặt một phụ nữ sang trọng đầy uy lực và khoác lên mình chiếc áo choàng màu thiên thanh!

Trong chánh điện, các ni sư đang hành lễ nên không tiện bước vào, tôi đành ngồi tựa gốc bồ đề nghe anh Phạm Hoài Nhân kể ... "Chuyện tình nơi cửa Phật".


Đi chơi mà được theo chân anh Hai này thiệt là sướng. Anh là chủ nhân trang Vinacom (http://dongnai.vncgarden.com), một trang blog chuyên về du lịch và truyền thông có đông đảo bạn đọc. Xin trích đăng câu chuyện liên quan đến ngôi chùa cổ này:

Chùa cổ Chúc Thọ - Ngôi chùa của người chết!



Cù Lao Phố - những điều mắt thấy, tai nghe.

(Bài 1)
  • Mai Lĩnh
Tên chùa viết rất nhỏ trên bức tường bên phải cổng vào chùa, còn lại toàn chữ Tàu.

Ở Việt Nam, từ xưa, chùa là nơi cư ngụ của những người xuất gia tu hành, thuyết giảng Phật pháp và là nơi các Phật tử lui tới tu học, đảnh lễ Tam Bảo. Cảnh chùa thường là không gian thanh tịnh, trầm mặc và tôn nghiêm. Khi được anh Phạm Hoài Nhân đưa đến thăm chùa Chúc Thọ (số 542A2, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa), tôi quá ngạc nhiên vì những điều trông thấy, đến nỗi không muốn bước vào bên trong, gặp những người đang bận rộn trong đó.

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Một chuyến đi rong



  • Bài: Nguyễn Đặng Kỳ
  • Ảnh: Mai Lĩnh

Nhìn các bạn trẻ đi “phượt” thích lắm, nhưng nghĩ đến tuổi tác và sức khỏe của mình mà ngại. Hai bạn già chúng tôi đắn đo mãi, cuối cùng cũng quyết định làm một chuyến gần để thử sức mình, coi như tự kiểm tra sức khoẻ.

Xuất phát lúc 7g30 từ Bình Chánh (Saigon), hai người trên một chiếc Honda trực chỉ Gò Công theo quốc lộ 50. Dù đã đi, đã biết khá nhiều nơi xa hơn nhưng vùng đất Gò Công (chỉ cách Sài Gòn 60 km) vẫn khiến chúng tôi háo hức vì chưa từng đặt chân đến. Nơi đây được gọi là miền gái đẹp, là quê hương của hai vị hoàng hậu nổi tiếng dưới triều nhà Nguyễn (bà Từ Dũ vợ vua Thiệu Trị và bà Nam Phương vợ vua Bảo Đại).