Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Hòn Lao: Kinh doanh phá hủy cảnh quan biển đảo

  • Mai Lĩnh

Cầm tấm vé đi đảo, tôi hỏi, khách được hưởng những dịch vụ nào trong
khoản vé này (không trả thêm tiền); cô bán vé kể một loạt mấy mục,
trong đó có "tắm biển". Hóa ra thế này đây!
Hòn Lao là một cù lao nhỏ (khoảng 25 hecta) nằm trong đầm Nha Phu quanh năm biển lặng sóng êm, cách thành phố Nha Trang 15km (về phía Bắc). Hòn Lao được gọi là “Đảo Khỉ” vì trên đảo có nhiều khỉ (bị bỏ rơi sau thời bao cấp, trước đó người ta đem ra nuôi để bán cho nước “bạn”); nhiều năm qua được công ty Du lịch Long Phú (Tập đoàn Khatoco) đầu tư, kinh doanh. Đảo Khỉ là một trong những điểm tham quan gắn liền với biển, đảo, núi rừng... ở Khánh Hòa mà giới kinh doanh du lịch thường gọi là “du lịch sinh thái” hoặc “du lịch biển đảo”.

Không thể phủ nhận những nỗ lực đầu tư của công ty Long Phú đã biến một cù lao nhỏ thành điểm tham quan hấp dẫn và an toàn; nhưng cũng không thể tán thành việc tàn phá cảnh quan, môi trường thiên nhiên trên đầm Nha Phu, biến Hòn Lao thành một công viên, nhà hàng... như trên đất liền. Định hướng đầu tư bị chệch hướng có thể vẫn đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhưng kinh doanh du lịch đâu chỉ vì tiền mà còn phải tính đến môi trường và hình ảnh địa phương về một vùng biển xinh đẹp được thiên nhiên ưu đãi. Thật đáng tiếc!

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu

  • Tâm Nhiên


Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay. Từ đỉnh ngàn cao tuyệt mù Hy Mã Lạp Sơn, thiền nghiêng cánh xuống bay lượn khắp các tòng lâm, thiền viện, am cốc và thơ cũng tung lướt một cách ngoạn mục từ bến sông Hằng, nơi Đức Phật đã khơi nguồn cảm hứng Chân Thiện Mỹ.

Thi sĩ và thiền sư cùng gặp nhau giữa con đường phong quang sáng tạo, thể hiện qua đạo và thơ, nhưng thi sĩ là ai, thiền sư là kẻ nào vậy ? Phải chăng đó là những tâm hồn đốn ngộ lẽ đời sinh tử, đọa đày, thống khổ, điêu linh, đã vượt qua chính mình để cất lên tiếng hát bất sinh bất diệt, thiên thu vĩnh cửu như Chứng Đạo Ca của thiền sư Huyền Giác và Truyện Kiều của thi sĩ Nguyễn Du ? Truyện Kiều không ai mà không biết, không ai mà không thuộc lòng một vài câu, một vài đoạn trong toàn bộ tập trường ca, dài hơn ba nghìn câu thơ lục bát của bậc đại thi hào dân tộc.

Túng quá hóa liều

  • Hoàng Đằng

Đầu mùa đông Quảng Trị, trời mưa dầm dề, khi nặng hạt, khi lưa thưa. Rét lạnh đã về.

Trong một túp lều, một thiếu phụ đứng úp mặt vào tường, đầu quấn khăn tang trắng còn mới. Bên cạnh, cách bức màn vải mỏng màu xanh đã ố vàng, trên chiếc bàn trông ọp ẹp, hai cây đèn dầu thắp sáng leo lét, cái sáng cũng khó nhận ra vì bị phủ che bởi cái sáng ban ngày. Giữa hai ngọn đèn ấy là cái lư hương bằng sành hình ống, ở đó, trồi lên khỏi đám nhang tàn chen nhau chật ních, một que nhang đang nghi ngút cháy; những cuộn khói tí hon vòng vèo tiếp nhau bốc lên cao.

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Sơn Đoòng - hang động tự nhiên lớn nhất thế giới

Hãy nhanh chân khám phá trước khi địa phương và các nhà đầu tư du lịch nhảy vào... phá vỡ cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ này!


(Nhấn chuột vào hình để xem video clip)

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Dưới chân tháp cổ Por Nagar

Khu di tích văn hóa Chăm Por Nagar ở Nha Trang ngày nay trở thành cái chợ kinh doanh lòng tin thần thánh với những tòa kiến trúc phục chế cẩu thả, một nhóm vũ nữ và nhạc công Champa vẫn hàng ngày lặng lẽ biểu diễn những vũ khúc truyền thống với đạo cụ quen thuộc là những chiếc bình gốm và quạt nan. Không thuyết minh, không ồn ào mời gọi, họ thu hút những ánh mắt tò mò của du khách bốn phương đến đây tham quan, chiêm bái.


Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Họa vô đơn chí

  • Hoàng Đằng
Chị quằn quại trên giường, chị quơ tay đạp chân, vùng vẫy như một người điên lên cơn, chăn chiếu dồn về một phía. Bốn đứa con nhỏ, ngồi quanh, nước mắt rưng rưng, từng giọt lăn chậm rãi trên má lấm lem ghét bẩn. Đã 9 giờ sáng rồi mà chúng chưa ăn gì vào bụng, chúng thức cả đêm, không làm sao chợp mắt được mặc dù tuổi chúng là tuổi ăn tuổi ngủ.

Thực tế, hai đứa đầu không ngủ vì thương mẹ, hai đứa sau chưa biết gì, không ngủ vì nhà quá ồn ào.
Thức dậy, chúng không đành thả mẹ rên la một mình, chúng vẫn ngồi thế, chưa đi rửa mặt, chưa xuống bếp hâm lại soong cháo trắng lỏng nấu hồi hôm mà mẹ chưa nuốt được miếng nào - có thể cháo dở, nhạt, có thể mẹ không thèm ăn vì bộ phận tiêu hóa có vấn đề đã nặng.
Cháo được nấu nhiều, còn đầy cả soong; hồi hôm, đứa lớn nhất đã tính nấu nhiều thế để mẹ ăn một phần bữa tối còn bao nhiêu sáng mai mẹ và chúng nó sẽ ăn bữa sáng.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Siêu tuyệt thiền sư thi sĩ

  • Tâm Nhiên

Ảnh: Mai Lĩnh
Sương mù bàng bạc ùn lên lãng đãng trộn lẫn với ngàn mây trắng bao la, hòa quyện cùng hương rừng gió núi, chập chùng trên tuyệt đỉnh Hy Mã Lạp Sơn, chờn vờn ngất tạnh bay quanh pháp hội Linh Sơn vào một thời xa xưa, cách đây mấy nghìn năm rồi mà tưởng chừng như mới hôm nào, vẫn còn nghe văng vẳng những lời thơ bất hủ của Đức Thế Tôn vang vọng trầm hùng:

Hữu vi pháp hiện trùng trùng
Như huyễn như bọt nước tung vỡ rồi
Như ánh chớp như sương rơi
Thường quán như vậy nhẹ vời phiêu nhiên.

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Lãng đãng nhìn lại nửa kiếp người

  • Việt Tâm

Ảnh: Trần Đức Tài
Một ngày thường trôi qua thật ngắn ngủi, nhưng riêng hôm 29-4-2015, với tôi dường như dài vô tận, chìm đắm trong tâm trạng bồi hồi đến khó thở. Bởi vì bước sang ngày 30-4, cái ngày sẽ nhắc chúng ta mốc thời gian 40 năm lịch sử đất nước sang trang, và với riêng tôi, nỗi buồn 20 năm trở thành người xa xứ bất đắc dĩ.
Buồn vui, âu là chuyện tình cảm, nhưng thâm tâm tôi tự hỏi liệu có vui được chăng? Vui gì, khi cái giá phải trả cho sự kết thúc một cuộc chiến quá đắt: cả bên này lẫn bên kia đã có đến 3 triệu người bỏ mạng! Vui gì, khi những người anh em một nhà giết nhau chỉ vì sự đối nghịch ý thức hệ? Và vui nỗi gì khi mà 40 năm rồi, hố sâu ngăn cách vẫn còn đó và mọi giá trị nhân văn bị đảo lộn?!

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Người Sè-Goòng giờ ở đâu?

  • Đỗ Thành

Tượng đài Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng. Ảnh: Mai Lĩnh
Cũng tựa như Hà Nội sau năm 1954, số người xưa cũ đất Tràng An lãng phai dần. Vì lý do này hay lý do khác, thời thế thế thời, nên đã có biết bao thay đổi xảy ra. Tuy đường phố Hà Nội vẫn như cũ, thậm chí các bảng hiệu đắp xi măng cổ kính vẫn còn trên nhiều con phố, nhưng chắc chắn những con người đã từng sinh sống và làm ăn ở đó không còn trụ lại nhiều.
Hà Nội vẫn còn làng nhàng những ký ức ngày trước, có thể người ta đôi khi còn nhắc đến cà phê Nhân ở phố Cầu Gỗ, gánh phở Tư Lùn ngoài rào trường Nguyễn Trãi, hay hàng bánh tôm bà Béo ở bờ Hồ, song đích thực tìm lại được những người đó hẳn là quá khó.

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Suối nguồn thi cảm Phạm Thiên Thư

  •  Tâm Nhiên

Thi sĩ Phạm Thiên Thư
Thi sĩ Phạm Thiên Thư quê Thái Bình, sinh năm 1940. Thuở nhỏ, đó đây rong rêu lêu lổng, chạy đùa chơi quanh trang trại Đá Trắng ở Hải Dương, thường tắm sông lội suối, đuổi bắt chuồn chuồn, châu chấu, thả hồn chao nghiêng cùng tiếng sáo diều vi vút chơi vơi… Rồi đến năm 1954, bỏ xứ lên đường di cư vào Nam, lưu trú tại Sài Gòn từ đó cho đến nay.

Thấy cảnh đời loạn lạc, tang thương, chiến tranh chết chóc đang diễn bay ra hàng ngày trên khắp mọi miền đất nước đầy thống khổ đoạn trường, nên đến năm 1964 thi sĩ đi xuất gia, nghiên cứu tư tưởng Phật giáo, tốt nghiệp Phật khoa Đại học Vạn Hạnh năm 1968.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Chuyện đi đòi tiền công

  • Hoàng Đằng

- Ngày mô eng cũng xéc bay bê đi mần mà không đưa cho tui một xu. Lấy chi đóng tiền học cho các con đây. Lấy chi đi mờng đám cưới con chị Thiểu đây! Chị Gái đứng giữa cửa, nói vói sau lưng anh Quẩn - chồng chị - đang đẩy chiếc xe máy cũ mèm ra khỏi nhà.

Thường ngày, chị tranh thủ dậy sớm, hong một nồi xôi khoảng chục loon nếp, bán xôi với mè cho các cháu học sinh trong xóm ăn sáng. Công việc phụ này không trông lời lãi gì,chỉ mong các con chị qua được bữa điểm tâm.
Sáng nay, chị Gái dậy trưa. Chủ nhật, học sinh nghỉ học, chị nghỉ bán.

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Đường đời trượt ngã

  • Hoàng Đằng


- O Thỏn ơi! Mau lên, mau lên! Ra mà đi chùa. Bầy choa đợi đây nì!
Ngày nào, khoảng 5 giờ chiều, một toán chừng trên chục phụ nữ cũng đến trước cổng nhà mụ Thỏn lên tiếng gọi.
Họ, phần nhiều, đã cao tuổi, 50 trở lên. Họ góa chồng vì chồng đã mất, vì chồng không có. Họ tìm đến với nhau, đi chùa tụng kinh gõ mõ cho quên hoàn cảnh cô đơn thực tại. Họ cũng nghĩ đến chuyện sau này nằm xuống có nhà chùa lo. Và đặc biệt họ muốn nương tựa vào nhau, chia xẻ những nỗi buồn niềm vui trong cuộc sống.

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Phạm Công Thiện - Kỳ tuyệt một thiên tài

  • Tâm Nhiên
Phạm Công Thiện
Có những con người đến rồi đi qua mặt đất trần gian này như một cơn giông tố bão bùng sấm sét, gây chấn động kinh hồn, làm bùng vỡ một điều chi kỳ vĩ, tinh khôi trên bầu trời tâm thức nhân loại, Phạm Công Thiện là một con người độc đáo như vậy. Đấy là một giáo sư, tư tưởng gia, nhà văn, nghệ sĩ hay một thi sĩ kỳ tuyệt thiên tài, như đại văn hào Henry Miller, từ Hoa Kỳ đã phát biểu trong một thư gởi Phạm Công Thiện đề ngày 08-8-1966: “Mới ở tuổi 25 mà là khoa trưởng văn chương ở một đại học nổi tiếng trong xứ sở của ông, quả nhiên là thiên tài. Điều đó thật phi thường quá, quả thật khó tin, thật như chuyện huyền thoại”. Đúng vậy, một con người đã đến và đi như huyền thoại giữa cuộc sống thiên diễn, đầy biến động trên quê hương đất nước Việt Nam.

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Nha Trang - lấy tên sông đặt cho thành phố hay dùng tên thành phố gọi tên sông?

  • Quách Tấn
Sông Cái (Nha Trang), đoạn qua xã Vĩnh Ngọc. Ảnh: Mai Lĩnh
Có nhiều người cạn nghĩ hễ nghe nói là tin, tin rằng Nha Trang do hai chữ “Nhà Trắng” mà ra. Sự thật không phải thế.
Nha Trang là do tiếng Chàm Ya Tran mà ra. Ya là nước, là sông; Tran nghĩa là cây lau, cây sậy. Ya Tran nghĩa là sông lau. Vì con sông Cái chạy từ Diên Khánh xuống đến biển, mọc đầy lau lách ở hai bên bờ nên người Chàm gọi là Ya Tran. Sau khi đất Chiêm Thành sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam, thì người Việt phiên âm chữ Ya Tran ra Nha Trang để gọi con sông Cái chạy từ Diên Khánh đến biển.
Như thế, Nha Trang là tên sông.
Vì sao tên sông lại trở thành tên thành phố?

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Hoa lông chông

  • Phương Hà

Đợi ở ngã ba Tâm Bình hơn hai tiếng đồng hồ mà chưa thấy Hoài đến, tôi không còn bụng dạ nào ngồi nghe tiếng suối làm nền cho tiếng lá xạc xào trong gió, tiếng chim trong trẻo không hợp chút nào với bầu trời lâu lâu ì ầm tiếng máy bay B52, tiếng rít của máy bay tiêm kích Mỹ. Ngã ba Tâm Bình là một đỉnh bằng phẳng của quả núi được che phủ bởi cây rừng đại ngàn - nơi gặp nhau của một nhánh đường mòn Hồ Chí Minh và điểm xuất phát của con đường xuyên rừng để về đồng bằng Quảng Trị. Cái tên “Tâm Bình” là do cánh lính Giải phóng chúng tôi đặt vì ai ra Bắc vào Nam hay chuẩn bị ra trận, qua đây đều đặt ba lô, súng ống ngồi nghỉ chốc lát. Lính Giải phóng mà gặp nhau, dù chẳng quen biết, chuyện vẫn không muốn dứt ra…

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Lung linh sông Hàn

  • Mai Lĩnh
Sông Hàn tạo nên cảnh sắc sơn thủy hữu tình cho thành phố biển Đà Nẵng, ngày nay dòng sông này trở thành một điểm đến hấp dẫn trong tour du lịch nội thành. Về đêm, đường phố dọc hai bên sông sáng rực ánh đèn, nhưng nổi bật nhất chính là những cây cầu nối đôi bờ Đông - Tây sông Hàn. Mỗi cây cầu là một tác phẩm nghệ thuật ánh sáng, làm nổi bật đường nét kiến trúc và ý tưởng thiết kế của mỗi công trình.


Cầu Sông Hàn (còn gọi là cầu Quay) nối liền đường Lê Duẩn ở bờ tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ đông thành phố Đà Nẵng; cầu có chiều dài 487,7m, rộng 12,9m, chính thức đi vào hoạt động vào ngày 29-3-2000. Theo Cổng Thông tin Điện tử TP Đà Nẵng, đây là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam. Vào khoảng 01g00 - 04g00, phần giữa của cây cầu xoay 90 độ quanh trục, nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông Hàn để cho tàu lớn đi qua. Về đêm, cây cầu trở nên lung linh đẹp tuyệt vời, soi bóng hình cây cầu lấp lánh ánh sáng trên dòng sông Hàn.

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Nụ cười Angkor

  • Phạm Hồng Sơn
Một bộ ảnh có hơn 30 tấm là quá nhiều, rất dễ bị nhàm chán nhưng con số này thực sự chưa đủ để thuật lại những gì diễn ra trên sân khấu rạp Angkor Coex với chương trình nghệ thuật Nụ cười Angkor (Smile Of Angkor) ở Seam Riep. Tôi phải làm nhiều đợt để chọn ra số ảnh này từ 250 tấm ảnh được ... chụp “trộm”.


Theo quy định, khán giả không được ghi hình trong rạp. Mục đích của nhà tổ chức biểu diễnbảo vệ bản quyền và lợi ích kinh doanh của họ. Người chụp ảnh hoặc quay video bị phát hiện sẽ được nhắc nhở bằng cách chiếu đèn laser vào... mặt. Người vi phạm nhiều lần, sẽ bị bảo vệ mời ra ngoài.

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Một chút tâm tư ngày đầu năm mới

  • Đỗ Thành

Tôi khởi sự gõ những dòng đầu tiên này khi đồng hồ tại San Jose California chỉ 7:32 tối mùng Hai, năm mới Ất Mùi, trong khi ở bên kia nửa địa cầu đã bước qua ngày cuối của chu kỳ 3 ngày Tết cổ truyền trên quê hương.
Những ai may mắn đã tìm về sum họp với gia đình - hoặc còn một nơi để về vui với mẹ cha, anh chị, thân nhân - thì đã được về, để cùng nhau chia vui mấy ngày xuân và sau đó lại lên đường tha hương tìm cuộc sống kéo dài hơn 300 ngày nữa.
Những ai mùa Tết này không tìm ra một tấm vé, hay vì bất cứ một lý do nào khác đành phải ngậm ngùi ở lại nơi trọ, chen chúc trong những chỗ tạm bợ, chia sẻ với nhau nỗi nhà, nhớ quê thì tình trạng đó cũng gần qua, hoặc sắp qua.

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Độc đáo giếng đá cổ ở Gio An

  • Trần Bình - Mai Lĩnh
Mạch ngầm phun lên ở mội nước giếng Bà, thôn Hảo Sơn. Ảnh: Mai Lĩnh
Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ, cuộc sống nhân dân và bộ mặt làng xã đã thay đổi, nhưng Gio An (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) còn giữ được hệ thống di tích vô cùng quý giá. Đó là những giếng đá có thể do người Chăm tạo tác từ cuối thế kỷ XII, khi mật độ dân cư còn thưa thớt.

Bao năm nay, nhiều du khách đến Gio Linh theo quốc lộ 1A thường rẽ vào tỉnh lộ 75 để lên viếng Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, hầu như không ai biết là mình đang đi qua một vùng quê độc đáo: xã Gio An với 16 giếng đá cổ, di sản của nền văn minh xếp đá độc nhất vô nhị.

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

Chợ ... đèn pin

  • Phạm Đình Quát
Không phải là chợ chuyên bán đèn pin mà vì chợ này nhóm họp khi trời còn tối đen, người bán hàng phải dùng đèn pin để cho khách mua xem hàng và thấy nhau mà giao dịch.
Hàng ngày, chợ đông từ trước 4g sáng, khi trời sáng hẳn thì chợ đèn pin giải tán, trả lại “mặt bằng” là đoạn đầu đường Quang Trung ra bờ sông Thạch Hãn, cạnh chợ thị xã Quảng Trị.

Người mua không phải là các bà nội trợ mà họ mua rồi bán lại ở các chợ nhỏ; kiểu như đây là “chợ đầu mối” chuyên về nông sản, nguồn hàng từ các làng quanh thị xã.

Nha Trang - chợ cá xưa và nay

  • Tư Miền Biển

Chợ cá Cửa Bé ở phường Vĩnh Trường
Khách du lịch đến Nha Trang có thể gặp những con đường mang tên Bến Cá, Hàng Cá, Bến Chợ ngay giữa lòng thành phố này. Đường Bến Cá nằm ven sông Kim Bồng xưa, gần chợ Phường Củi (nay là chợ Phương Sài); còn đường Hàng Cá và Bến Chợ nằm bên hông chợ Đầm, xưa là bờ đầm Xương Huân, đã bị lấp để xây chợ vào năm 1969. Hơn nửa thế kỷ trước, thuyền bè đi biển về vào cập bến khá sâu trong khu vực nay là nội thành. Sông Kim Bồng bị lấp dần qua thời gian, mất đi một thủy lộ có ý nghĩa di tích lịch sử vì đó là con sông dẫn vào nơi từng là xưởng đóng thuyền của chúa Nguyễn (nay vẫn còn con đường mang tên “Thủy Xưởng” và ngọn đồi “Trại Thủy”), cũng là nơi đã từng xảy ra những trận thư hùng giữa quân Tây Sơn và quân của Nguyễn Ánh những năm cuối thế kỷ XVIII (*).

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

Ba ngày sống giữa vòng vây con gái

  • Phương Hà

Đã ba năm làm lính rồi ba năm làm phóng viên chiến trường Trị-Thiên-Huế, tôi tự cho mình là thông thuộc mọi con đường giữa rừng già mênh mông, kéo dài từ rừng thông đặc chủng giáp Quảng Nam đến thượng nguồn sông Bến Hải - nơi thời đó, trên danh nghĩa vẫn là giới tuyến hai miền Bắc-Nam. Vì thế, ít khi tôi bám giao liên để đến các đơn vị quân chủ lực hay xuống đồng bằng viết về chiến tranh du kích. Sắp đến Tết Mậu Thân, tôi được cấp trên phái ra tỉnh đội Quảng Trị để chuẩn bị nhận một nhiệm vụ mới. Cũng như mọi lần, tôi lại ra đi một mình.

Đường Trường Sơn trăm ngả nhưng luôn có một trục chính - một lối mòn khác hẳn bởi nhiều bàn chân vào ra hơn các lối mòn khác. Sau một ngày leo dốc, vượt suối giữa mù mịt mưa bụi, sắp chạng vạng, tôi dừng lại sát mé một con suối nước không sâu nhưng khá rộng, đây đó còn nguyên dấu vết của những người đến trước với tro than giữa các hòn đá đầu trọc, với cọc phụ mắc võng mà dây rừng buộc còn ứa nhựa.

Con dê “tìm trai”

  • Phương Hà

Từ mặt trận về tòa soạn, như thường lệ, tôi ngược dòng suối nhỏ nước từ đâu trong lòng núi chảy ra, rỉ rả ngay cả giữa mùa gió Lào hun hút luồn qua Đông Trường Sơn. Tòa soạn Báo Quân Giải phóng của Quân khu Trị - Thiên - Huế, nơi tôi làm phóng viên đóng ở lưng chừng ngọn núi này, đã khá lâu chưa phải chuyển cứ, vì thông thường để tránh bị máy bay Mỹ với công nghệ trinh sát điện tử tối tân nhất phát hiện, cứ một vài tháng, thậm chí có khi “chưa ấm chỗ”, chúng tôi phải di dời nơi trú quân.

Saigon một thời

  • Đỗ Thành

Tôi sính dùng ý “một thời” để gọi Saigon, mảnh đất thân yêu đã lưu lại trong tôi rất nhiều hình ảnh và kỷ niệm đẹp.  Bởi vì chợt một chiều nào đó em gái Saigon đã ghé lại thăm tôi trong chiếc áo dài thiên thanh, hay màu vàng óng ả, hoặc màu đỏ của phượng vỹ.
Tôi chưa đến độ lãng mạn nhìn em Saigon “uống ly chanh đường, thấy môi em ngọt” hay “Nắng Saigon anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”... Ông thiên sanh không phú cho tôi cái tài để ca tụng em, người con gái Saigon.

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Mẹ con

  • Hoàng Đằng

Như thường lệ, ăn tối xong, ông Kha, bà Hiền lên phòng khách xem TV. Ông Kha 65 tuổi, bà Hiền cũng gần 60. Hai ông bà xưng hô với nhau “anh, em” ngọt xớt, chứ không như ở trong khu phố này, đa số dân sống bằng nghề lao động chân tay, do vất vả, mệt nhọc, sử dụng ngôn ngữ cộc lốc - thậm chí cộc cằn. Những cặp vợ chồng ngang tuổi ấy hay nhiều hơn thường gọi nhau “ông mụ”; những cặp trẻ hơn thường gọi nhau “mi, tau”.

Ông Kha là giáo viên hưu trí; bà Hiền làm nghề buôn bán, có một sạp hàng quần áo buôn bán rất chạy trên chợ.

Chờ chồng

  • Hoàng Đằng

- Cháu tìm mô đó ... pha cho mự méng nước, mự khát từ đầu hôm đến chừ mà không biết nhờ ai. Mự thều thào khi thấy tôi bước vào.

Mự già yếu, bị tai biến nằm liệt giường từ hơn một năm nay.
Mự ở cái lều nhỏ dựng sâu trong vườn nhà một đứa cháu gọi bằng o. Cỏ và cây mắc cỡ ràng rịt lối nhỏ vào nhà. Nhà yên tĩnh lắm - cái yên tĩnh bất tiện đối với cảnh sống cô đơn.
Mự “hồi tôn” về với người ruột thịt, hy vọng sau khi chết linh hồn có người hương khói.
                                    
Mùa thu năm Ất Dậu (1945), mặt trận Việt Minh giành chính quyền cả nước. Ở làng, bộ máy chính quyền mới được thành lập để thay các hương chức thời phong kiến. Một trung đội dân quân tự vệ ra đời để bảo vệ chính quyền cách mạng. Thanh niên trong làng cả nam lẫn nữ đều hăng hái tham gia lực lượng vũ trang này.

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Thủy chung như... cá ngựa!

  • Mai Lĩnh

Từ nhiều thế kỷ trước, người Trung Hoa đã dùng cá ngựa để trị chứng hói đầu, bệnh suyễn, chứng bất lực tình dục. Cũng từ lâu, ở châu Âu, người ta dùng cá ngựa để kích thích quá trình tạo sữa cho phụ nữ. Bây giờ, cá ngựa còn là phương thuốc phòng, chữa chứng xơ cứng động mạch và tăng cường "sức chiến đấu" cho quý ông trong chốn phòng the. Chả thế mà chỉ tính riêng ở Trung Quốc, có năm đã tiêu thụ đến 6 triệu con cá ngựa.

Vì đâu nên nỗi?

  • Hoàng Đằng

Anh luôn ở trong nhà. Việc đi ra ngoài đơn giản thế mà, đối với anh, cũng không được.
Cánh tay phải co rút, khuỷu tay thành một góc vuông, bàn tay cong queo nằm ngang ngực, bàn chân bên phải kéo lết, nhấc không lên, muốn di chuyển, anh phải chống gậy. Quần áo nhàu nát, trông không được sạch sẽ, đầu tóc rối bù xù, anh mới 50 tuổi mà dáng dấp như một ông cụ 80.

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Người đàn bà ngủ chợ

  • Hoàng Đằng
Tối tối, khi chợ vắng người, những ngọn đèn néon thắp sáng đình chợ, một phụ nữ trạc trên 60 ôm một bao gai trong đựng một chiếc chiếu, một cái màn, một cái chăn đến dọn chỗ ngủ trên dãy sạp hàng quần áo. Chiếc chiếu lác sờn nhiều chỗ trải ra trên mặt phẳng gồ ghề; cái màn căng lên ố vàng chông chênh không thẳng; cái chăn xếp làm gối, lâu ngày không giặt, lỗ chỗ ghét bẩn.


Ảnh minh họa: Đào Quang Minh
Người buôn bán ở chợ không lạ lùng gì người phụ nữ này, ai cũng quen biết và gọi tên là chị Hoa.

Hoa sinh ra và lớn lên, ở cùng với mẹ tại một làng quê ven thị trấn. Cha đi theo Việt Minh, không có mặt ở nhà, thỉnh thoảng lén lút về với mẹ vào lúc đêm tối. Cha mẹ lấy nhau có cưới hỏi, nhưng vì chiến tranh, Hoa vẫn xem như kết quả của những lần ái ân không thoải mái, chớp nhoáng, vụng trộm, hồi hộp, lo sợ.

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Quán bán hàng trong xóm

  • Hoàng Đằng

5,30 giờ sáng, ả mở cổng nhà. Hai con chó đang lẹo nhau ngay giữa cổng. Con cái là giống chó ta, nhỏ, thấp; con đực là giống chó Tây, to cao.
Thấy ả, sợ hay thẹn - chẳng ai biết được tâm trạng của chó. Con đực chạy, kéo con cái theo dùng dằng; có lẽ đau, con cái vừa lết vừa gào “căng, căng”.
Một vài trẻ trong xóm ùa ra vỗ tay, la hét. Hai đứa nghịch ngợm, tìm lấy cái sào, định thò vào giữa đít đang đấu nhau của 2 con chó gánh lên; nhưng may, chúng đã tháo ra được, quặp đuôi, chạy mỗi con mỗi đường, biến mất.
Ả đã trên 60 tuổi. Mặt mũi còn hồng hào, da dẻ còn trắng trẻo. Mấy ông lão rảnh rỗi thường đến nhà ả, hút điếu thuốc lẻ, uống chai bia, cốc rượu, xem như kiếm cơ hội để gần gũi ả.
Chiến tranh ác liệt đã giết quá nhiều trai tráng cả ở miền Bắc lẫn ở miền Nam. Con gái trưởng thành khó kiếm chồng, trong đó có ả.
Trong thời chiến tranh, gái lớn lên phải hy sinh quyền riêng cho lợi chung. Đặc biệt ở miền Bắc, họ bị ràng buộc bởi chính sách “ba khoan”: (1) Chưa yêu thì khoan yêu, (2) Lỡ yêu rồi thì khoan cưới, (3) Lỡ cưới rồi thì khoan có con.
Xã hội quản lý con người rất chi li, nghiêm khắc; phụ nữ không chồng mà chửa bị cho là “hủ hóa”, bị phê bình kiểm điểm ở nhiều nơi, ở nhiều cấp ... trong nhiều cuộc họp: đoàn, đội, hội, hợp tác xã ...

Chuyện trầm hương và ngày tết

  • Quách Tấn

Ngày Tết ngoài nhang thẻ, nhang bó, nhang vòng, những nhà khá giả còn thắp trầm hương. Trầm hương là khí anh tú tụ vào cây gió sống lâu năm nơi non cao rừng rậm. Khí anh tú kết tinh trong cây gió, gọi chung là trầm hương nhưng sự thật có hai thứ là Trầm và Kỳ.

Trầm tức là trầm hương, kỳ tức là kỳ nam. Kỳ do cây “gió bầu” sanh ra, trầm do “gió lưỡi trâu, “gió cam” sanh ra. Đó là theo lời của người nhà nghề chớ thật sự thì kỳ là thứ trầm có nhiều dầu, còn trầm là thứ kỳ có ít dầu. Trong những cây gió có trầm thỉnh thoảng vẫn có kỳ, và trong những cây gió có kỳ thì trầm luôn luôn bao chung quanh hoặc ở bên cạnh. Thường thường kỳ ít có, và khi có cũng có ít hơn trầm.

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Ý nghĩ đêm cuối năm

  • Đỗ Thành
Bây giờ 20g50 tối 31-12-2014. Như vậy chỉ còn gần 3 tiếng nữa là bước sang năm mới 2015. Ở đây sẽ đón m mới sớm hơn bên kia bán cầu khoảng 14 đến 15 tiếng, tuy vậy không khí chờ đợi đã tràn ngập khắp nơi, từ cả nửa tháng qua.

Năm nay có nhiều sự kiện mang ý mới. Theo dõi trên truyền hình đã nghe lời ca mừng Giáng sinh lẫn năm mới quen quen như đâu đó ở miền New York, Canberra, London và nhiều nơi khác nữa, vì đã loáng thoáng nhận ra câu: "I wish you a Merry Christmas" hay "Happy New Year" chẳng hạn. Lại nữa, còn thêm hình ảnh “count down”, tuy rằng có hơi sớm và liên tục được nhắc đi nhắc lại, từ sau lễ Giáng sinh. Hình ảnh này khiến những ai từng một lần sống xa xứ nhớ lại địa điểm Times Square, hay các tụ điểm khác trên thế giới, nơi hàng vạn người hồi hộp đếm ngược, đón chờ thời khắc giao thừa và hòa reo trong tiếng pháo hoa và ánh sáng đèn thiết kế laser sáng rực.