CHUYỆN
HOA TRONG NGÀY XUÂN
Bốn
chàng Thơ họ PHAN, họ LÂM, họ LƯU, họ VŨ cùng một đoàn thiếu nữ ngồi ngắm xuân
trong vườn Bách Hoa.
Lâm
lang nói:
-
Bao nhiêu vẻ đẹp
của xuân đều dồn cho hoa cả.
Một
thiếu nữ tiếp:
-
Đúng thế. Nhưng
vườn có trăm hoa, hoa nào đẹp nhất?
Phan
lang đáp:
-
Hoa huệ, hoa lan,
hoa lài, hoa lý.
Anh
yêu hoa nào hoa ấy là xinh.
Các
cô đồng thanh hỏi:
-
Vậy các anh yêu
hoa nào?
Lưu
lang bẻ:
-
Mỗi hoa một vẻ.
Mỗi người thích mỗi cách, ưa mỗi thứ. Yêu chung thế nào được mà hỏi chung một
tiếng “các anh”?
-
Thôi đừng nhiều
chuyện. Riêng anh, anh yêu hoa nào?
-
Hoa đào.
-
Hẳn vì đã cùng họ
Nguyễn vào Thiên Thai?
-
Không phải vì vào
Thiên Thai, mà chính vì ra Hà Nội.
-
Vì ra Hà Nội?
-
Vâng, ra Hà Nội
năm 1941. Lúc ấy đã gần cuối năm. Một ông bạn rủ ra ngoại ô mua hoa đào về chơi
Tết. Trời mưa phùn. Chúng tôi đến một vườn hoa trồng toàn đào. Một thiếu nữ ra
tiếp. Thiếu nữ mặc áo nâu tứ thân, trùm chiếc khăn mỏ quạ, đôi má phúng phính
và trắng hồng, đôi hàng lông mi dài và đen nhánh. Bạn tôi cùng thiếu nữ đi lựa
nhánh đào. Tôi đứng ngắm cảnh vườn hoa.
Vườn
rộng độ vài sào. Hoa đào trổ đầy nhánh, búp có, nở có. Nhiều nơi, hoa rụng hồng
cả mặt đất. Xa xa bạn tôi và thiếu nữ thấp thóang dưới bóng hoa đào, mưa vây
một màn sa trắng nhẹ.
Mua
hoa xong, chúng tôi ra về, lòng tôi cảm thấy bâng khuâng… Về nhà, tôi cắm hoa
vào bình để nơi phòng khách. Khách đến xem hoa thì tôi tránh. Vắng khách thì
tôi ngồi ngắm hoa một mình. Mỗi lần ngồi ngắm hoa thì cảnh vườn hoa dưới mưa
phùn hiện ra trước mắt. Ban đầu hình dáng bạn tôi hiện rõ từng nét. Nhưng mỗi
lúc mỗi mờ dần, chỉ còn ảnh người thiếu nữ với đôi má phúng phính hồng và đôi
hàng lông mi đen nhánh. Sau cùng ảnh thiếu nữ cũng mờ hẳn chỉ còn đôi má và đôi
mi ẩn hiện trong sắc hoa đào sau màn mưa sương trắng nhẹ.
Từ
ấy tôi đâm ra thích ngắm hoa đào và yêu hoa đào. Về Nha Trang, cho đến khi
chiến tranh bùng nổ, năm nào tôi cũng tìm mua cho được hoa đào để thưởng xuân.
Một
thiếu nữ cười khúc khích:
-
Thế là vì thiếu
nữ mà anh yêu hoa đào chớ đâu phải vì hoa.
Vũ
lang cãi:
-
Thơ là giai nhân,
mà giai nhân là hoa. Thì nhà thơ vì hoa mà yêu hoa hay vì giai nhân mà yêu hoa,
đều cũng thế.
-
Thôi đừng ba hoa.
Bây giờ, trừ anh Lưu ra, còn 3 anh, mỗi anh phải kể cho chúng em nghe một câu
chuyện về hoa mà trong chuyện phải có cả thơ và giai nhân. Nhưng cấm kể chuyện
mình, vì “ cái ta là cái đáng ghét”, trừ khi người hỏi đến như trường hợp anh
Lưu.
Vũ lang giành kể trước:
“ THÔI HỘ là một thi nhân đời Đường. Nhân tiết
thanh minh, một mình ra ngoài Đô thành thưởng xuân. Trời trưa khát nước, ghé
vào gõ cửa một ngôi nhà bên đường. Ngôi nhà cao sang nhưng yên tịnh, trước cửa
có khóm đào nở đầy hoa. Một giai nhân bưng nước ra mời khách, rồi đứng tựa gốc
hoa đào nhìn vẩn vơ. Thôi uống xong từ giã.
Qua năm sau, cũng ngày ấy, Thôi đến chỗ cũ thì
khóm hoa đào vẫn nở, nhưng bóng người vắng cả trước sau. Buồn bã đề vào vách
bốn câu thơ, rồi đi.
Thơ rằng:
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào ba tương ảnh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào ba y cựu tiếu đông phong.
Nghĩa là:
Cửa này năm ngoái
hôm nay
Hoa đào mặt ngọc
hồng lây ánh hồng.
Mặt ngọc đâu?
Vắng tăm mòng!
Hoa đào còn với
gió đông riêng cười.
Giai nhân về, xem thấy thơ,
lòng sanh tưởng nhớ. Rồi trông mãi không thấy Thôi, tương tư mà chết. Thôi hay
tin đến, ôm giai nhân khóc thảm thiết, nước mắt thấm tận lớp áo trong. Hơn nửa
ngày giai nhân sống lại. Cha mẹ mừng rỡ, bèn đem gả cho Thôi”.
Các thiếu nữ vỗ tay khen:
- Tình nhỉ! Cô ả
chắc đẹp lắm?
Lâm lang nói:
-
Có đẹp cũng như
các chị là cùng.
-
Đừng tán nhảm.
Hãy lo trả nợ hoa xong.
-
Ừ, hãy nghe đây. Sách
Dã sử, Giá Di chép rằng:
“Triệu Sư Hùng đời qua Quảng Châu, đến chân núi La Phù thì ngày đông
vừa lặn bóng ác. Nhìn vào rừng tùng, thấy một nhà trạm và một quán rượu cao
vắng. Trong trạm có một giai nhân trang sức nhã đạm ma nhan sắc thanh tú.
Sư Hùng lại gần. Giai nhân ra đón vào trạm, cùng nhau chuyện trò rất
tương đắc.
Mặt trăng dần dần lên. Tuyết đêm dần dần xuống. Quanh chỗ ngồi lươn
vươn một mùi hương thanh thanh.
Khí trời mỗi lúc mỗi thêm lạnh. Hai người đưa nhau sang quán rượu cùng
uống. Một đồng tử mặc áo xanh bước ra, vừa ca vừa múa, thánh thót nhịp nhàng.
Sư Hùng cao hứng uống quên cả say. Đoạn gục trên bàn ngủ thiếp…
Một trận gió lạnh thổi đến. Sư Hùng giật mình thức dậy, thì bóng trăng
đã lên cao, ánh tutết lấp lánh sáng. Nhìn quanh không thấy giai nhân, không
thấy trạm quán, và mình đang nằm dưới gốc mai thân to hoa sum, trên cành một
con chim xanh vừa chuyền vừa hót.
Rồi mà trăng lặn tuyết tan, Sư Hùng ra về, bồi hồi ảo não”.
Phan lang khen:
-
Tuyệt! Giai nhân
của Thôi Hộ là nhan sắc bằng thịt bằng xương. Còn giai nhân của Triệu Sư Hùng
là hương là sắc. Cuộc tình duyên của họ Thôi là cuộc tình duyên trăm năm mà
thiên thu. Cuộc tình duyên của họ Triệu là cuộc tình duyên thiên thu trong chốc
lát. Cảnh tình tuy có khác, nhưng cả hai đều thần tiên.
Một thiếu nữ nói:
-
Nhưng câu chuyện
của Lâm lang thiếu yếu tố Thơ.
Phan lang đáp:
-
Chất thơ đã đầy
nhẫy trong câu chuyện thì cần gì còn phải có lời thơ. Thơ mà đến mức vô ngôn
mới thật là tuyệt diệu. Nhưng chỉ tiếc câu chuyện của Lâm lang cũng như của Vũ
lang, thời gian đã xa xôi, không gian lại xa cách. Tôi sẽ kể cho anh chị em
nghe một câu chuyện vừa xảy ra trên mươi năm nay, và xảy ra ngay trên đất nước
Việt Nam
yêu quí, ở một nơi đầy hoa, thơ và giai nhân: Huế. Nhân vật chính trong câu
chuyện lại là một nhà chí sỹ đại danh của dân tộc: Phan Sào Nam tiên sinh.
Phan Sào Nam
bị Pháp bắt đem về an trí tại Huế. Cụ có
vườn có nhà ở gần Bến Ngự, nhưng ngày ngày lại ở trong một chiếc thuyền con thả
lơ lửng trên dòng sông Hương.
Năm 1953 hay 36, nhân ngày Tết, ông Bùi Huy Tín đem biếu cụ một chậu
hoa Thủy Tiên. Cụ liền chèo thuyền ra giữa dòng sông mà thưởng xuân. Nhìn hoa
bồi hồi cảm khái, cụ bèn soạn một khúc ca rằng:
Sơn bất tại
cao hữu tiên tắc danh
Tiên trên on
mà hiếm có đã đành,
Chân thị thủy
trung tiên càng hiếm hiếm.
Muôn tia
nghìn hồng thây tục phẩm,
Năm hồ bốn
biển nhớ tiền sinh.
Nét điểm
trang con Tạo khéo đa tình,
Nhụy kìa vàng
hoa kìa bạc lá kìa xanh,
Trên mặt nước
long lanh trời với bóng.
Đố ai biết
thần tiên biệt chủng.
Mái Hương
giang mà tiên động tự nhiên thành.
Vô tình mới
thật hữu tình,
Ơn người giới
thiệu cho mình gặp tiên.
Cách Bồng Lai
Phương Trượng bấy nhiêu tiên,
Mừng tái kiến
lại não nùng duyên nợ cũ.
Trên cung
Nguyệt Nghê thường khúc múa,
Giữa nhân
gian hồ dễ mấy hồi nghe.
Tả tình gọi
chút lời quê.
Rồi
đối hoa cao ngâm, trên mặt nước long lanh trời với bóng.
Bài
Thủy Tiên sau có đăng trên báo Tràng An do ông Bùi Huy Tín chủ nhiệm. Song vì
báo Tràng An không phải sống do độc giả, nên bài Thủy Tiên một áng văn chương
tuyệt diệu bị rơi vào khoảng hư vô!
Một
thiếu nữ nói:
-
Bài thơ tuyệt
hay. Câu chuyện có ý nghĩa. Nhưng vẫn chưa hoàn hảo, vì còn thiếu giai nhân.
Phan lang sắp trả lời thì Lưu lang đã nói trước:
-
Không thiếu. Chỉ
vì giai nhân ẩn bóng trong hoa, nên riêng mắt thi nhân mới trông thấy.
-
Vô lý.
-
Nếu không có giai
nhân sao lại có câu:
Vô tình mới
thật hữu tình,
Ơn người giới
thiệu cho mình gặp tiên.
-
Nhưng tiên gặp đó
biết là tiên ông hay tiên cô?
Các chị quên rồi sao? Hạ tiên Cô vốn ở Phương Trượng. Còn Dương Thái
Chân sau khi vĩnh biệt Đường Minh Hoàng nơi Mã Ngôi thì thành tiên về Bồng Lai
vui ngày tháng:
Bồng Lai ngày
tháng thanh nhàn,
Cố cung tưởng
lại muôn vàn ái ân
(Tản Đà)
Tiên đã từ Bồng Lai Phương Trượng xuống, mà còn nghi ngờ: Tiên ông?
Tiên cô?!
Lâm lang nói:
-
Quả giai nhân
không thiếu. Và giai nhân của Sào Nam là giai nhân của Thơ. Giai nhân của Sư
Hùng là giai nhân của Mộng. Còn giai nhân của Thôi Hộ cũng như của Lưu lang là
giai nhân của Thực tế, của Thế gian.
Vũ lang vỗ đùi:
-
Hay quá! Chuyện
là chuyện Hoa nên trong chuyện nào Hoa cũng có. Còn giai nhân qua bốn chuyện,
thì đi từ chỗ Có đến chỗ KHÔNG CÓ, nghĩa là từ Sắc đến Không. Giai nhân bên hoa
đào là Sắc. Giai nhân trong Thủy tiên là Không. Giữa Sắc và Không là giai nhân
của Hoa Mai vậy.
Phan lang cười tiếp:
-
Còn Sắc mà không,
Không mà Sắc, Mộng trong Thực, Thực trong Mộng, đó là Thơ.
Một thiếu nữ nói:
-
Là Sắc là Không,
giai nhân cũng nhờ Hoa mà nên chuyện. Dù Mộng dù Thực, chuyện cũng nhờ Văn
chương mà nghìn thu. Không văn chương, có hoa đó, có giai nhân đó, không đó thế
mà có….
Lưu lang đỡ lời:
-
Nhưng nếu không
Dương Quí Phi thì hoa mẫu đơn không cao phẩm giá. Và nếu có Dương Quí Phi mà
không mẫu đơn thì không có khúc Thanh Bình của Lý trích tiên. Thế là hoa nhờ
giai nhân mà đẹp, Thơ nhờ hoa và giai nhân mà danh thơm. Đó là tương ỷ tương y.
Cho nên có câu rằng:
Đào yêu với
khách yêu đào,
Nghìn thu
hương phấn ngạt ngào văn chương.
Nha Trang, đầu Xuân năm Mậu Tuất. (1958).