Đó là chùa Đông Lâm ở làng Cu Hoan, xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ngôi chùa tọa lạc trong khu vườn rộng, có lẽ nằm trên vị trí một kiến trúc cổ xưa của người Chămpa trước khi hai châu Ô, Rí sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt từ cuộc hôn nhân của Chế Mân và công chúa Huyền Trân (năm 1306).
Qua nhiều thế kỷ với nhiều đổi thay, tang thương dâu bể; vùng đất này trải qua nhiều cuộc chiến, trong khu vườn chùa Đông Lâm chỉ còn sót lại dấu tích của một giếng cổ Chămpa, theo cách đào giếng xếp đá như vùng di tích giếng cổ ở Gio An (huyện Gio Linh, Quảng Trị). Theo lời nhà sư trụ trì hiện nay, người dân địa phương đã tìm thấy dưới đáy giếng hai vật thể điêu khắc đá mang hình tượng linga và yoni, người đã đưa lên đặt vào ngôi miếu nhỏ và tiếp tục nhang khói đến ngày nay như một hình thức thờ tự theo tín ngưỡng dân gian.
Ngoài ra, hiện vẫn còn sót lại một số viên gạch gốm cỡ lớn và vài thanh đá có chạm khắc mang hình thù như thường thấy ở các kiến trúc tháp Chăm. Các hòn đá xếp thành giếng cổ trước đây khá nhiều thì đã bị mất dần và người ta dùng gạch, xi măng xây lên thành giếng hình vuông theo kiểu của người việt để đánh dấu vị trí giếng xưa.
Hiện nay, từ cổng vào, đi qua một khoảng sân rộng vào đến chánh điện với 3 gian thờ Phật và Bồ tát, cũng có các hạng mục phụ như các chùa khác ở địa phương, gồm hậu liêu, nhà tăng... Nhìn từ ngoài vào, bên phải chánh điện có ngôi miếu nhỏ thờ hình tượng linga và yoni. Sau miếu là vị trí giếng cổ được xây thành hình vuông.
Khu vườn chùa rất rộng, nhìn vào chánh điện nằm giữa. |
Giếng được xây thành hình vuông như kiểu giếng của người Việt |
Miếu thờ biểu tượng linga và yoni |
Thanh đá thường thấy ỏ các kiến trúc tháp Chàm |
Cổng vào chùa Đông Lâm |
https://txawriter.wordpress.com/2015/12/03/lang-cu-lang-cu-hoan-lang-cau-hoan-quang-tri/
https://txawriter.wordpress.com/2015/12/04/phan-ung-do-ngo-nhan-dang-tiec-ve-bai-lang-cu/