Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Chuyện đi đòi tiền công

  • Hoàng Đằng

- Ngày mô eng cũng xéc bay bê đi mần mà không đưa cho tui một xu. Lấy chi đóng tiền học cho các con đây. Lấy chi đi mờng đám cưới con chị Thiểu đây! Chị Gái đứng giữa cửa, nói vói sau lưng anh Quẩn - chồng chị - đang đẩy chiếc xe máy cũ mèm ra khỏi nhà.

Thường ngày, chị tranh thủ dậy sớm, hong một nồi xôi khoảng chục loon nếp, bán xôi với mè cho các cháu học sinh trong xóm ăn sáng. Công việc phụ này không trông lời lãi gì,chỉ mong các con chị qua được bữa điểm tâm.
Sáng nay, chị Gái dậy trưa. Chủ nhật, học sinh nghỉ học, chị nghỉ bán.

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Đường đời trượt ngã

  • Hoàng Đằng


- O Thỏn ơi! Mau lên, mau lên! Ra mà đi chùa. Bầy choa đợi đây nì!
Ngày nào, khoảng 5 giờ chiều, một toán chừng trên chục phụ nữ cũng đến trước cổng nhà mụ Thỏn lên tiếng gọi.
Họ, phần nhiều, đã cao tuổi, 50 trở lên. Họ góa chồng vì chồng đã mất, vì chồng không có. Họ tìm đến với nhau, đi chùa tụng kinh gõ mõ cho quên hoàn cảnh cô đơn thực tại. Họ cũng nghĩ đến chuyện sau này nằm xuống có nhà chùa lo. Và đặc biệt họ muốn nương tựa vào nhau, chia xẻ những nỗi buồn niềm vui trong cuộc sống.

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Phạm Công Thiện - Kỳ tuyệt một thiên tài

  • Tâm Nhiên
Phạm Công Thiện
Có những con người đến rồi đi qua mặt đất trần gian này như một cơn giông tố bão bùng sấm sét, gây chấn động kinh hồn, làm bùng vỡ một điều chi kỳ vĩ, tinh khôi trên bầu trời tâm thức nhân loại, Phạm Công Thiện là một con người độc đáo như vậy. Đấy là một giáo sư, tư tưởng gia, nhà văn, nghệ sĩ hay một thi sĩ kỳ tuyệt thiên tài, như đại văn hào Henry Miller, từ Hoa Kỳ đã phát biểu trong một thư gởi Phạm Công Thiện đề ngày 08-8-1966: “Mới ở tuổi 25 mà là khoa trưởng văn chương ở một đại học nổi tiếng trong xứ sở của ông, quả nhiên là thiên tài. Điều đó thật phi thường quá, quả thật khó tin, thật như chuyện huyền thoại”. Đúng vậy, một con người đã đến và đi như huyền thoại giữa cuộc sống thiên diễn, đầy biến động trên quê hương đất nước Việt Nam.

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Nha Trang - lấy tên sông đặt cho thành phố hay dùng tên thành phố gọi tên sông?

  • Quách Tấn
Sông Cái (Nha Trang), đoạn qua xã Vĩnh Ngọc. Ảnh: Mai Lĩnh
Có nhiều người cạn nghĩ hễ nghe nói là tin, tin rằng Nha Trang do hai chữ “Nhà Trắng” mà ra. Sự thật không phải thế.
Nha Trang là do tiếng Chàm Ya Tran mà ra. Ya là nước, là sông; Tran nghĩa là cây lau, cây sậy. Ya Tran nghĩa là sông lau. Vì con sông Cái chạy từ Diên Khánh xuống đến biển, mọc đầy lau lách ở hai bên bờ nên người Chàm gọi là Ya Tran. Sau khi đất Chiêm Thành sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam, thì người Việt phiên âm chữ Ya Tran ra Nha Trang để gọi con sông Cái chạy từ Diên Khánh đến biển.
Như thế, Nha Trang là tên sông.
Vì sao tên sông lại trở thành tên thành phố?

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Hoa lông chông

  • Phương Hà

Đợi ở ngã ba Tâm Bình hơn hai tiếng đồng hồ mà chưa thấy Hoài đến, tôi không còn bụng dạ nào ngồi nghe tiếng suối làm nền cho tiếng lá xạc xào trong gió, tiếng chim trong trẻo không hợp chút nào với bầu trời lâu lâu ì ầm tiếng máy bay B52, tiếng rít của máy bay tiêm kích Mỹ. Ngã ba Tâm Bình là một đỉnh bằng phẳng của quả núi được che phủ bởi cây rừng đại ngàn - nơi gặp nhau của một nhánh đường mòn Hồ Chí Minh và điểm xuất phát của con đường xuyên rừng để về đồng bằng Quảng Trị. Cái tên “Tâm Bình” là do cánh lính Giải phóng chúng tôi đặt vì ai ra Bắc vào Nam hay chuẩn bị ra trận, qua đây đều đặt ba lô, súng ống ngồi nghỉ chốc lát. Lính Giải phóng mà gặp nhau, dù chẳng quen biết, chuyện vẫn không muốn dứt ra…

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Lung linh sông Hàn

  • Mai Lĩnh
Sông Hàn tạo nên cảnh sắc sơn thủy hữu tình cho thành phố biển Đà Nẵng, ngày nay dòng sông này trở thành một điểm đến hấp dẫn trong tour du lịch nội thành. Về đêm, đường phố dọc hai bên sông sáng rực ánh đèn, nhưng nổi bật nhất chính là những cây cầu nối đôi bờ Đông - Tây sông Hàn. Mỗi cây cầu là một tác phẩm nghệ thuật ánh sáng, làm nổi bật đường nét kiến trúc và ý tưởng thiết kế của mỗi công trình.


Cầu Sông Hàn (còn gọi là cầu Quay) nối liền đường Lê Duẩn ở bờ tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ đông thành phố Đà Nẵng; cầu có chiều dài 487,7m, rộng 12,9m, chính thức đi vào hoạt động vào ngày 29-3-2000. Theo Cổng Thông tin Điện tử TP Đà Nẵng, đây là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam. Vào khoảng 01g00 - 04g00, phần giữa của cây cầu xoay 90 độ quanh trục, nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông Hàn để cho tàu lớn đi qua. Về đêm, cây cầu trở nên lung linh đẹp tuyệt vời, soi bóng hình cây cầu lấp lánh ánh sáng trên dòng sông Hàn.