Phụ lục I: Những bức thư cần ghi chú



Thư ngày 09-4-66

ĐỌNG BÓNG CHIỀU : Tập thơ Thất ngôn tứ tuyệt gồm 108 bài, do Kim Lai ấn quán in năm 1961. Bìa do họa sĩ Vĩnh Ấn trình bày. Tập thơ trước có tên Lá Mã Tiền và không có lời tựa. Nguyên tập thơ này do Chế Lan Viên cổ vũ và tác giả có ý để dành tựa cho bạn khi nào gặp lại. Thơ in chỉ để tặng chớ không bán.

Thư ngày 02-3-67

MỘNG NGÂN SƠN : được  nhà xuất bản Hoa Nắng bên Paris ấn hành năm 1996, gồm 135 bài ngũ ngôn tuyệt cú sáng tác từ năm 1947 đến năm 1965. Tập thơ chỉ in có 350 cuốn và  tặng chớ không bán.

Thư ngày 04-3-68

NƯỚC NON BÌNH ĐỊNH : Tập văn viết về địa phương chí tỉnh Bình Định, dày trên 500 trang do Nam Cường xuất bản năm 1968. Nhà xuất bản Thanh Niên tái bản năm 1999.

HÀ TIÊN THẮNG CẢNH của nhà thơ Đông Hồ do nhà xuất bản Bốn Phương ấn hành năm 1960.

Thư ngày 12-4-68

VĂN HỌC SỬ TRUNG QUỐC : gồm 3 cuốn do tác giả xuất bản năm 1955. Trình bày những nét chính về văn học Trung Quốc. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh tái bản năm 1993.

Thư ngày 15-5-68

CỔ VĂN TRUNG QUỐC : Tuyển dịch gần 100 bài cổ văn Trung quốc từ Xuân Thu đến Tần, Hán, Tấn, Lục Triều, Đường, Tống, Minh do nhà xuất bản Tao Đàn ấn hành năm 1966.

VÕ BÌNH ĐỊNH : viết cùng với Quách Giao trong cuốn Võ Nhân Bình Định gồm các võ nhân các triều đại từ đời Trịnh Nguyễn phân tranh đến cách mạng tháng 8 năm 1945. Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2001.

HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH : viết chung với Quách Giao, gồm 4 phần:
1.      Dạo quanh hý trường ghi lại những chuyện vui buồn các liên quan đến văn chương tuồng và các nhân vật hát bội Bình Định.
2.      Đào Tấn nhà văn hóa, nghệ sĩ tuồng Bình Định.
3.      Các văn thể của hát bội Bình Định.
4.      Lược thuật các bộ tuồng nổi danh của Bình Định.

Sách dày trên 800 trang. Hiện còn tại cảo.

Thư ngày 21-11-69

VĂN HỌC TRUNG QUỐC HIỆN ĐẠI : gồm hai cuốn viết bổ túc cho bộ Đại Cương văn học sử Trung quốc. Sách giới thiệu 50 tác giả với trên 200 tác phẩm tóm lược. Tác giả xuất bản năm 1969.

Thư ngày 15-01-70

LỮ ĐƯỜNG THI TUYỂN DỊCH : gồm 56 bài trích trong tập LỮ ĐƯỜNG DI CẢO thi tập của Thái Thuận, do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2002. Trong tập có bài tổng luận về cuộc đời và văn học Thái Thuận (bài được giảng tại trường Đại Học Vạn Hạnh).

Thư ngày 31-01-70

XỨ TRẦM HƯƠNG : Tập văn viết về Địa phương chí Khánh Hòa. Nhà xuất bản Lá Bối ấn hành năm 1970, tái bản năm 1992 và năm 2002.

Thư ngày 29-11-70

TẬP SAN GIÁO DỤC TÂY SƠN : do giáo sư Nguyễn Châu sáng lập và chủ biên gồm các nhà văn ở Bình Định và Khánh Hòa cng tác: Nguyễn Mộng Giác, Quách Tấn, Võ Hồng, Châu hải Kỳ v.v... Tập san phát hành hàng tháng và chỉ hoạt đông được hai năm.

Thư ngày 11-01-71

LÀM CON NÊN NHỚ và HOA ĐÀO NĂM  TRƯỚC là hai tập sách mỏng do nhà xuất bản Lá Bối in năm 1970. Tập Làm Con Nên Nhớ gồm một đoản văn của tác giả viết về ni nhớ đến công ơn của cha mẹ và lá thư của nhà thơ Đông Hồ viết về tình thương nhớ về ông bác sau khi đọc bài viết của ông Nguyễn Hiến Lê. Tập Hoa Đào Năm Trước tác giả ghi lại những kỷ niệm thời gian đi học tại trường Sơn Tây chợt trông tấy cảnh hoa đào nở vào một sáng mùa Xuân. Hình ảnh này đã thấm sâu vào tâm hồn tác giả suốt cả cuộc đời.

Thư ngày 15-01-71

BÓNG NGÀY QUA : Tập hồi ký của Quách Tấn dày trên 2000 trang đánh máy. Gồm 10 tập. Đã lần lượt xuất bản:
            Bóng Ngày Qua - Đời Văn chương: gồm các trích đoạn trong phần đời Tục Lụy và đời Văn Chương cùng với tập thơ Mùa Cổ Đin xuất bản lần đầu năm 1941 do nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 1998.
            Bóng Ngày Qua - Bàn Thành Tứ Hữu: gồm hi ký về các thi hữu Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan ca tác giả do nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2001.
            Hồi Ký Quách Tấn: trích một phần trong hồi ký Thầy và Bạn trong Bóng Ngày Qua gồm các cụ Sào Nam Phan Bội Châu, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và Bích Khê, Tương Phố,  Đông Hồ và Mộng Tuyết,  Phan văn Dật, Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê. Sách do nhà xuất  bản Hội Nhà Văn  ấn hành năm 2003.

Thư ngày 14-9-71

ĐỜI BÍCH KHÊ : Tập Hồi ký của Quách Tấn viết về cuộc đời và thơ của Bích Khê do nhà xuất bản La Thiêng ấn hành năm 1971. Nhà xuất bản Hội Nhà văn in lại trong tập Hồi Ký Quách Tấn cùng với hồi ký về các vị thầy và bạn của Quách Tấn.

Hai tập Thi thoại:

Hương Vườn Cũ : Viết về các thơ văn cổ từ đời Trần đến đời Nguyễn. Toàn tập dày trên 600 trang đánh máy viết từ năm 1945 đến 1947 tại Bình Định trong tập Trường Xuyên Thi thoại và từ năm 1965 đến 1967 trong tập Thi ca Việt Nam. Hiện còn tại cảo.

Trong Vườn Hoa Thơ : gồm các bài bình luận hoặc thi thoại của Tàu và Việt Nam.Tác phẩm gồm trên 300 trang đánh máy. Hiện còn tại cảo.

Thư ngày 28-10-71
BẢY NGÀY TRONG ĐỒNG THÁP MƯỜI : Sách chỉ dày hơn 100 trang vừa là du ký vừa là biên khảo. Tác giả tự đề tựa, nói về cảnh trí của Đồng Tháp tha trước và tình thương của các bà già miền Nam. Sách viết xong vào năm 1944 song bản thảo bị thất lac. Đầu năm 1954 viết lại và tự xuất bản  Đoạn mở đầu đột ngột và lý thú (lời của tác giả ) Năm 1971 có sửa cha và do nhà Trí Đăng tái bản năm 1971 và nhà xuất bản Long An tái bản năm 1990.

SỐNG ĐẸP : dịch từ cuốn L' importance của Lâm Ngữ Đường. Nhà xuất bản Tao Đàn in vào năm 1965. Được tái bản nhiều lần. Nhà thơ Đông Hồ rất tán thưởng.

Thư ngày 06-11-71

ĐÔNG XUYÊN tên thật là Nguyễn Gia Trụ là nhà thơ Đường được thi sĩ Tản Đà khen ngợi trên mục Văn Đàn Giảng tập của An Nam Tạp chí năm 1930 nhờ bài Buổi Chiều Sang Đò.
Đã xuất bản :
Mấy vần thơ     1936
Thuyn thơ       1958

Gió Nồm         1966

Bến Chiều        1970

Chưa xuất bản: Tuyển tập thơ Hán Việt.

Thơ Đông Xuyên độc lập và tự lập (không theo một thi phái nào của Trung Hoa và Việt Nam) lấy chân thật làm cốt, bình dị tự nhiên làm cách. Là bạn thân của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê.

NGUYỄN HỮU NGƯ : Có bút danh là Nguyễn Ngu Ý, Trinh Nguyên, Tân Fong Hiêb., Phạm Hoàn Mĩ, Trần Hồng Hừng, Lưu Nguiễn, ĐTT, Nghê Bá Lí, Ngũ Phi Lô Cốc. Làm báo, lám thơ, viết văn,. Rất đặc sắc trong các bài phỏng vấn các nhà văn nhà thơ nổi danh trong thời 1930-1975; cuối đời phải sống trong Dưng trí viện Biên Hòa.

VŨ PHAN LONG : một nhà giáo, nhà thơ tại Qui Nhơn.

Thư ngày 30-3-73

GIỌT TRĂNG : Gồm 60 bài thơ ngũ tuyệt, trích trong số bài thơ sáng tác trong thời gian 1966 đến 1972. Tựa của nhà thơ Thi Vũ. Bìa là một phần bức cổ họa Nhật Nguyệt thế kỷ thứ 14 nằm trong vành trăng tròn trên nền tím thm. Do nhà xuất bản Rừng Trúc Paris ấn hành nhân dịp Tết Quí Sửu (1973).

Thư ngày 28-11-73.

TỐ NHƯ THI : trích dịch gồm 72 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du trích trong các tập Thanh Hiên Tiền Hậu Tập (30 bài), Nam Trung Tạp Ngâm (20 bài), Bắc Hành Tạp Lục (22 bài) do nhà xuất bản An Tiêm ấn hành năm 1973 và tái bản năm 1995 tại Paris.
Trong tập Nguyễn Du toàn tập do nhà xuất bản Văn học và Trung Tâm Nghiên cứu Quốc học ấn hành năm 1996 có trích in nhiều bài.

Thư ngày 07-12-73.

CHUYỆN SỪNG TÊ GIÁC (xem phụ lục 3)

Thư ngày 21-12-73.

Các bạn trong Bàn Thành Tứ Hữu và Bích Khê đều đã ấn hành trong các tập Hồi Ký Bóng Ngày Qua.

Thư ngày 22-9-74.

TRONG VƯỜN HOA THƠ : Tập thi thoại gồm các bài bình luận về  các bài thơ cũ trong các thời đại đã qua đồng thời các bài thơ hiện đại cũng được nhắc đến. Bài viết từ năm 1958 đến năm 1963 đã đăng trên Tạp chí Lành Mạnh. Bản thảo hoàn tất vào năm 1970. Hiện còn tại cảo.

NHỮNG BỨC THƯ THƠ : Tập thi thoại gồm những bức thư gởi cho các bạn thơ nói về các điển tích và những giai thoại trong thơ Trung Quốc và Viêt Nam. Bắt đầu viết từ năm 1957 và kết thúc vào năm 1974 có 46 tiêu đề cho tập 1 và 28 tiêu đề cho tập 2. Hai tập dày trên 400 trang đánh máy. Hiện còn tại cảo.

Thư ngày 29-11-74.

TĂNG BẠT HỔ : một danh nhân tỉnh Bình Định, văn hay, võ giỏi. Hưởng ứng phong trào Cần vương cùng với anh hùng Mai Xuân Thưởng nổi lên chống Pháp. Sau khi thất bại, ông sang Lào, Xiêm, Tàu và Nhật để tr thành chánh khách tại Nhật. Năm 1904 ông về Việt Nam đưa một số du học sinh sang Nhật. Năm 1906 ông lại về nước gây dựng phong trào Đông Du. Ông mất tại Huế năm 1907. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được viết lại trong cuốn Võ Nhân Bình Định (nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2001).

ĐÀO TẤN : một danh nhân tỉnh Bình Định, Ông đậu Cử nhân làm quan đến chức Thượng thư. Sinh năm 1845 mất năm 1907 là một nghệ sĩ lớn, có nhiều tài năng. Ông làm thơ, viết văn, soạn tuồng, đạo diễn tuồng v.v… Thân thế và tác phẩm của ông được đưa vào tác phẩm Đào Tấn và Hát Bội Bình Định của Quách Tấn và Quách Giao dày trên 800 trang (ấn hành năm 2007)

Thư ngày 11-10-74

Hai bài thơ chữ Hán :

Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục

Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tiểu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu đình hoa.

Hậu Đình Hoa của Trần Hậu chúa

Lê vũ phương lâm đối cao các
Tân trang diễm chất bản khuynh thành
Ánh hộ ngưng kiều sạ bất kiến
Xuất duy hàm thái tiếu tương nghinh
Yêu cơ kiểm tự hoa hàm lộ
Ngọc thụ lưu quang chiếu Hậu đình.

Thư ngày 02-3-75

TRƯỜNG XUYÊN TỨ BỬU : xem phụ lục 3

Thư ngày 09-3-75

HOÀI NIỆM TƯƠNG PHỐ : có in trong cuốn Hồi Ký Quách Tấn do nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2002.

BỘ LỊCH SỬ TH GIỚI : viết chung với Thiên Giang, (4 cuốn ) tác giả tự in năm 1955. Gồm 4 thời đại (Thượng cổ, Trung cổ, Cận đại, Hiện đại) về tiến triển của loài người từ khi có sử cho tới khi khoa học bắt đầu phát triển.

Thư ngày 16-3-75.

NĂM SAO CUỐI TRỜI : là 5 nhà thơ, nhà văn còn có tên là 5 cánh hoàng mai gồm Sào Nam Phan Bội Châu, Tản Đà Ngyễn Khắc Hiếu, Đông Hồ Lâm Tấn Phác, Tương Phố và Nguyễn Hiến Lê (đã in trong cuốn Hồi Ký Quách Tấn do nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2002)

Thư ngày 16-3-76.

NGỤC TRUNG THƯ của Hồ Chí Minh : Quách Tấn dịch 115 bài nguyên tác chữ Hán ra 58 bài theo thể thơ lục bát,14 bài song thất lục bát, 37 bài thất tuyệt,4 bài ngũ tuyệt và 2 bài thể tự do. Bản thảo gồm có hai phn : chữ Hán và các bài thơ dịch. Hiện còn tại cảo song một phần ln thơ dịch đã được Trung tâm Nghiên cứu Quốc học đưa vào tập HỐ CHÍ MINH THƠ TOÀN TẬP ấn hành năm 2000.

Thư ngày 17-10-76

NỮ SĨ SIMON KAHNEN DE LA COENILLERIE là nhà thơ Pháp đã được mời chung với hai nhà thơ Việt Nam là Vũ Hoàng Chương và Quách Tấn tham dự trin lãm thơ tại Câu lạc bộ Lincorne (club de la Lincorne) tại Grenoble nước Pháp) gồm các nhà thơ tại Pháp, các nước ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Úc. Cuộc trin lãm thơ mỗi năm tổ chức một lần, mỗi lần kéo dài 15 ngày. Trong cuộc trin lãm mỗi nhà thơ gởi về:
Một bài thơ viết tay bằng tiếng nước nhà.
Bài dịch ra tiếng Pháp hoặc tiếng Anh.
Tiểu sử và tác phẩm ngắn gọn.
Cuộc triển lãm đã tổ chức lần thứ 5 (1963) và lần thứ 6 (1964) đều mời riêng Vũ Hoàng Chương và Quách Tấn đại diện cho Việt Nam.
Tác phẩm tham dự của Quách Tấn gồm hai tập thơ Một Tấm Lòng và Mùa Cổ Điển với hai bài thơ Đêm Thu Nghe Quạ Kêu và Trơ Trọi được dịch ra Anh ngữ và Pháp ngữ do Thi Vũ và Phạm công Thiện dịch.

Thư ngày 30-3-77.

TẬP VĂN TẾ : có tên là Giòng Thương Cảm gồm 15 bài văn tế. Hiện đang còn tại cảo.

Thư ngày 05-6-77.

VẬN LIÊN CHI : T lục bát gồm 100 bài có tên là Nhánh Lục. Còn tại cảo.

Thư ngày 27-10-77.

BỤI PHẤN : thơ luc bát, hiện còn tại cảo.

Thư ngày 20-02-78.

NGUYỆT HOÀNG HÔN : có tên là Trăng Hoàng Hôn, gồm 60 bài thơ lục bát tứ tuyệt do nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1999.

Thư ngày 07-5-78.

CÁNH CHIM THU : gồm 125 bài thơ ngũ ngôn và thất ngôn. Thơ khởi làm từ đầu thu 1973 đến nửa hạ năm 1975. Tập thơ lấy tên nơi ý thơ của Chế Lan Viên:

Chao ơi mong nhớ ôi mong nhớ
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.
Hiện còn tại cảo.

THỦY THANH THIỂN : tập thơ lục bát có từ 6 câu trở lên. Ban đầu tập thơ có tên là Thủy Thanh Thiển làm từ năm 1978 sau đổi tên là Bán Lâm Hàn Nguyệt, dịch là Nửa Rừng Trăng Lạnh. Hiện còn tại cảo

Thư ngày 17-5-78.

TRĂM THIÊN ĐƯỜNG LUẬT : tập thơ gồm 100 bài ngũ ngôn bát cú đã in và chưa in.
TRÀNG HẠT NGỦ NGÔN : tập thơ ngũ ngôn bát cú đã và chưa in. Hiện còn tại cảo.

Thư ngày 28-10-78.

VĂN MINH ẤN ĐỘ : một phần dịch trong bộ Lịch sử văn minh Ấn Độ của Will Durant gồm 9 chương. Văn Minh Ấn Độ chỉ dịch có một chương của bộ sách nầy, do nhà xuất bản Lá Bối in năm 1971 và trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh tái bản năm 1990.

ĐỂ HIỂU VĂN PHẠM VIỆT NAM gồm các nhận xét riêng biệt về văn phạm Việt Nam khác với các cuốn văn phạm của Trần trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm duy Khiêm. Do nhà xuất bản Phạm văn Tươi ấn hành năm 1952.

Thư ngày  08-11-78.

GING TƯỜNG VI : tập thơ của Quách Thị Mộng Hoa, được nhà thơ Mộng Tuyết đề tựa do nhà xuất bản Văn Phong ấn hành năm 1974, nhà xuất bản Phụ Nữ in năm 1997. Tập thơ thứ hai in năm 2000 là tập Hoa Viễn Phương.

QUÁCH GIAO đã có một số tác phẩm viết chung với Quách Tấn:

1-Nhà Tây Sơn xuất bản năm 1988, tái bản năm 1998, năm 2000, 2001, 2003 và đang chuẩn bị chuyển thể thành chuyện phim. Sách có ấn hành tại nước ngoài (nhà xuất bản Lá Bối tại Hoa Kỳ).

2-Võ Nhân Bình Định, nhà xuất bản Trẻ in năm 2001.

3- Đào Tấn và Hát Bội Bình Định (ấn hành năm 2007).

Ngoài ra Quách Giao còn có các tác phẩm :
- Quách Tấn qua cái nhìn phê bình văn học, nhà xuất bản Trẻ in 1994.
- Quách Tấn đời văn chương, nhà xuất bản Hội nhà văn in 1999.
- Quách Tấn, Bàn Thành Tứ Hữu, nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh in năm 2000.
- Nhà giáo Vũ Hân - Một đời thơ, Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa in năm 2002.
- Hương thơ Quách Tấn, nhà xuất bản Hội Nhà Văn in năm 2002.
- Hướng về Tháp Bà Thiên Y A Na, NXB Hội Nhà Văn in năm 2005.
- Tuyển Tập Thơ Quách Tấn, NXB Hội Nhà Văn - năm 2006.
- Người Gánh Nắng, NXB Hội Nhà Văn in năm 2007
- Sân Mận, thơ in chung năm 2000.
- Hương Thơ Quách Tấn, văn in chung năm 2002.
- Gió Thơ Ngây thơ in năm 2005.
 - Vần Thơ Tứ Tuyệt, thơ in năm 2006.

Thư ngày 16-12-78.

PHO TÌNH SỬ : gồm các câu chuyện tình vợ chồng và các nhân tình trong cuộc đời tục lụy và văn chương, trích trong Hồi Ký Bóng Ngày Qua. Hiện còn tại cảo.

Thư ngày 10-8-79.

HAI BÀI THƠ XƯỚNG

Điểm Canh.

Giọt lệ Tiên Điền khóc Tiểu Thanh
Mình riêng nhỏ lệ khóc riêng mình

Nửa đời ngọn thép un mây thắm

Một nhoáng lòng dâu trút bển xanh
Trăng nước có thương vần độc tỉnh
Lửa hương đành phụ giá liên thành
Tìm về núi cũ xem mai nở
Mộng bén ngàn xa hạc điểm canh.

Một Điểm Hồng

Mấy chục năm qua bút chạm lòng

Trở bàn tay lại có thua không
Công lênh chẳng nỡ cười Tinh Vệ
Tâm sự sao đành gởi Chúc Dung
Nhặt nét hương tàn ao gió lạnh
Ủ hàng lệ nóng vách rêu phong
Từ đây bạn tác thương mà hỏi
Ngọn nến song khuya  một điểm hồng.

Thư ngày 12-12-79.

BÌNH ĐỊNH TAM HÙNG : Ba vị anh hùng của Bình Định trong phong trào Cần vương khởi nghĩa : Mai xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ, Võ Trứ, đã in trong Võ Nhân Bình Định xuất bản năm 2001 của nhà xuất bản Trẻ.

TRĂNG MA LẦU VIỆT : gồm 2 tập. Tâp 1 viết tại Nha Trang, mùa đông năm Tân Tỵ (1941). Tập 2 viết tại Phú Ân (Bình Định) năm Đinh Hợi (1947). Tập 1 xuất bản năm 1943. Năm 1959 viết chung thành một tập tại Nha Trang. Năm 1975 nhường lại bản quyền cho ông Khai Trí để có được một số tiền tạm sống những ngày sau 30-4-1975. Năm 2003 ông Khai Trí  tái bản cuốn sách do nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành. (có trả thêm tiền nhuận bút).

Thư ngày 27-01-80.

GIÀN HOA LÝ : Tập thơ được làm sau khi đất nước thống nhât gồm 100 bài thơ lục bát tứ tuyệt sắp theo thứ tự thời gian từ đầu hạ năm Mậu Ngọ (1978) đến cuối đông  năm Kỷ Mùi (1979). Những bài thơ đều không có đề chỉ mang số thứ tự sẵp xếp trên trang thơ. Tập thơ mang tên Giàn Hoa Lý vì trong bài thơ cuối tập có câu :
Chung trà hớp vị bình minh
Giàn hoa lý nở ngọt tình cố viên.
Hiện còn tại cảo.

Thư ngày 25-7-80.

THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG : gồm 26 bức thơ và 1 bài tựa Chút Lòng gởi cho các bạn trẻ thích thơ Đường. Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1998.

Thư ngày 19-8-80.

BÀI THƠ NHỚ EM
Thiêm thiếp lòng mong đợi
Vùng nghe chim tích linh
Vội vàng xô gối dậy
Đầy thềm hoa tử kinh.

THI PHÁP NHẬP MÔN : gồm hai tập.
- Luật Thơ Sơ Yếu, viết về luật thơ Đường được rút gọn cho dể hiểu. Đây là những điều căn bản để hiểu và làm thơ Đường.
- Bổ Túc Luật Thơ Sơ Yếu gồm những điều thuộc phần thượng tầng kiến trúc của thơ Đường như Thể cách và Phong cách của thơ Đường. Ý và Thú, Tam Năng, Lục Tố là các tiêu chuẩn để thẩm định giá trị của thơ. Tác phẩm gồm 200 trang đánh máy. Hiện còn tại cảo.

Thư ngày 20-12-80.

LUYỆN VĂN : gồm 3 cuốn. Cuốn 1 do nhà xuất bản Phạm văn Tươi in năm 1953. Hai cuốn sau do chính tác giả ấn hành năm1957. Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin tái bản năm 1993. Nội dung gồm các bài đối chiếu các đoạn văn hay và dở để các học sinh biết được mà tránh khi tập viết văn.

HƯƠNG SẮC TRONG VƯỜN VĂN : Phân tích cái đẹp và k thuật tạo ra cái đẹp. Tác phẩm gồm hai cuốn do chính tác giả xuất bản năm 1962.

CỔ VĂN TRUNG QUỐC : Tuyển dịch các bài cổ văn Trung quốc từ đời Xuân Thu đến Tần, Hán, Tấn, Lục Triều, Đường, Tống, Minh, Mỗi bài đều có giới thiệu cuộc đời, xuất xứ bài cổ văn (nguyên văn, phiên âm và dịch). Bộ sách này viết để bổ túc cho bộ Đại Cương Văn học sử Trung quốc của tác giả in năm 1955.

ĐẮC NHÂN TÂM : lược dịch cuốn How to win friends and influence people của Dale Carnegie do nhà xuất bản Phạm văn Tươi in năm 1951 (viết chung với P.Hiếu). Năm 1966 tự tái bản sau khi viết thêm vào một chương nữa.

QUẲNG GÁNH LO ĐI : dịch chung với P.Hiếu theo cuốn How to stop worring and start living của Dale Carnegie, chỉ cho ta cách diệt ưu phiền do nhà xuất bản Phạm văn Tươi ấn hành năm 1955.

TƯƠNG LAI Ở TRONG TAY TA : viết về những kinh nghiệm sống của tác giả, về cách chọn lối sống, giữ gìn sức khỏe, cách làm việc, nghỉ ngơi, luyện trí, chọn bạn trăm năm, giữ gìn hạnh phúc gia đình do chính tác giả xuất bản năm 1962.

Thư ngày 27-11-81.

HỨNG PHẤN NÂNG HƯƠNG : tập thi thoại gồm hai tập. Tập 1 khởi viết từ năm 1981 đến năm 1982. Tập 2 khởi viết từ năm 1983 đến năm 1984. Toàn tập gần 400 trang đánh máy. Tập thi thoại này giới thiệu và bình những bài thơ Đường luật có giá trị mà trên văn đàn bỏ quên không nhắc đến hoặc bài của người này lại gán cho người khác. Hiện còn tại cảo.

Thư ngày 28-7-83.

NUÔI THỎ : ngụ ý nói nhát gan không dám đến thăm sợ liên lụy.

Thư ngày 28-01-84.

MÓC ĐỌNG TÀU CAU : còn có tên là Tiếng Vàng Khô gồm 137 bài thất ngôn bát cú. Thơ phần nhiều làm trong những năm 1955 đến 1972. Hiện còn tại cảo.

Thư ngày 22-4-84.

QUÁCH TẠO : em ruột nhà thơ Quách Tấn. Ông rất giỏi võ, thạo văn chương, giỏi về hát bội là một nhân vật trong cuốn Võ Nhân Bình Định. Tác phẩm  văn học :

- Trường Sa thi tập, xuất bản năm 2000
- Trường Sa tạp ngâm
- Trường Sa tạp ký
- Đi tìm mẹ (bút ký) 
 - Vào cực Nam (hồi ký về những chuyến  đi tổ chức tư pháp trong các vùng tạm chiếm Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp).
- Lên Tây Bắc (hồi ký về những năm tháng đi xây dựng tư pháp trên vùng Tây Bắc vào các năm 1956-57.
- Luật pháp nhân dân sơ yếu (biên khảo)
  

²˜