Phụ lục III: Bài viết của QUÁCH TẤN (2)

Trường Xuyên Tứ Bửu


Tuy không phải là phú gia, nhưng trong nhà tôi vẫn có bảo vật. Tôi có đến  bốn món. Không phải những món bằng ngà, ngọc hay bằng huỳnh kim trân châu… mà là những vật không được cao giá trên thị trường.
Đó là:
  1. Tập Tô Văn Trung.
  2. Tập Lữ Đường Di Cảo.
  3. Nhánh mận khô.
  4. Phiến tê giác.
Mỗi vật chứa ủ không biết bao nhiêu kỷ niệm, không biết bao nhiêu ân tình.

TẬP TÔ VĂN TRUNG

Đó là tập đầu trong bộ Tô Văn Trung Thi Hiệp Chú:
Tô Văn Trung Thi Hiệp Chú là một bộ sách cổ, gồm 20 tập in tất cả thi ca, từ phú, của Tô Đông Pha, có phụ lời chú giải và lời phê bình của nhiều danh sĩ Trung Hoa.

Bộ sách nầy của anh Tam Hà Trần Thiếu Du, bạn đồng hương của tôi tặng, lúc tôi tản cư về Bình Định.
Tản cư về Bình Định tôi ở tại Phú Phong thuộc quận Bình Khê. Anh Tam Hà ở thôn Thuận Nghĩa - quê nội của tôi cách Phú Phong chừng ba cây số, thường đến nói chuyện văn chương cùng tôi. Biết tôi không quí gì hơn sách cổ, Trần quân thường mua những quyển văn, thơ cũ của các nhà nho “tiến bộ kịp phong trào” để đem tặng cho tôi. Những quyển sách ấy bất ngoại các tập Đường thi, các tập văn tuyển, ri rác…

Tháng chạp năm Bính Tuất (1946), trong lúc thiên hạ lo sắm Tết, Trần quân đến tôi với một chú tiểu đồng mang một gói nặng:
- Tết không có gì làm quà anh, nhân vừa mua được bộ sách qúi, xin mang đến biếu.
Mở gói ra xem thì là bộ Tô Văn Trung Thi Hiệp Chú, in trên giấy quyến khổ rộng.
Để đáp lại thịnh tình, tôi soạn một luật bát cú, viết lên lụa điều, rồi nguyên đán Đinh Hợi (1947) thân hành mang đến mừng tuổi bạn:

Quà Tết nâng niu chồng sách  cổ
Mở chồng sách cổ mở lòng anh
Muôn dòng thơ chảy long lanh ngọc
Nghìn dặm xuân đưa bát ngát tình
Ngọn bút yên hà son  mãi thắm
Mối duyên bình thủy mắt càng xanh
Tạ lòng biết lấy  chi mà tạ
Đôi vận thô sơ một tấm thành.

Bộ sách Tô Văn Trung có giá trị rất cao, vì gồm có:
            Giá trị tình cảm
            Giá trị cổ tích
            Giá trị văn chương.
Cho nên tôi quý hơn cả những vật tôi có trong nhà. Vì vậy mặc dù thời loạn ly, thời “ai nấy đều chạy theo mới nới cũ", chạy đến đâu tôi cũng mang theo đến đó. Có một lần, tôi đi vắng, ở nhà tản cư thình lình, vì nghe tin giặc Pháp ở đồn An Khê đánh úp quận Bình Khê… Thiên hạ bỏ nhà bỏ cửa, rùng rùng chạy. Đồ đạc trong nhà không kịp dọn, nhà tôi chỉ ôm bộ Tô Văn Trung đã gói sn và dắt lũ con chạy theo đồng bào.

Nhà tôi, học ít, lại hấp thụ đạo đức cổ truyền, nên tháng ngày chỉ lo phận sự của người đàn bà Á đông, không hề xem văn, đọc thơ của tôi. Song tất cả những gìấy tờ gì của tôi thấy rơi rớt ra ngoài bà liền nhặt đem cất, lắm lúc tôi khuyên bà đọc thêm, bà đáp:
Lo làm vợ, làm mẹ mà chưa xong, còn đèo thêm việc học!
Những khi làm được câu thơ đắc ý, viết được bài văn vừa lòng, đem đọc cho người khác nghe, thì trong óc tôi thường thoang thoảng câu nói nửa như tiếc nửa như thương mà có lần tôi đã thốt:
Phải chi má lũ nhỏ biết thưởng thức văn chương!
Khi trở về nghe được chuyện nhà tôi bỏ cả đồ đạc cần dùng, chỉ mang bộ Tô Văn Trung chạy cùng lũ con. Tôi cảm động ứa nước mắt và phúc thảo mấy câu để âm thầm “cợt vợ”.

Gập ghềnh theo bước loạn ly
Thương chồng thương cả nường thi mê chồng
Biết bao duyên phước hương nồng
Riêng thương chưa thắm tiếng lòng Tương Như.

Tôi tuy học chữ Pháp, nhưng lại ham văn chương chữ Hán; song không thuộc mặt chữ Hán, mặc dù cố sức nhớ, cố sức tập viết. Gắng công nhiều mà không kết quả, tôi đành nhờ mắt người để đọc và ra công phiên âm những bài, những câu hay rồi ghi chép vào vở bằng chữ quốc ngữ.
Đọc bộ Tô Văn Trung Hiệp Chú, tôi nhờ đôi mắt của ông bạn già Trần Du tục gọi là Hương Du.
Ông Trần Du ở thôn Kiên Mỹ, cách Phú Phong một con sông (sông Côn) ông không vợ không con, sống một mình với nghề câu cá tràu. Lúc nhỏ có đi thi mấy khoa nhưng đều hỏng, bèn ở nhà làm việc làng. Lúc ấy  tuổi đã trên 60 mươi mà sức vẫn còn khỏe lắm. Tánh phóng khoáng và ham văn chương, nghe tôi cậy nhờ việc đọc thơ vui vẻ nhận lời ngay.

Năm 1947, lệnh tiêu thổ kháng chiến được thi hành triệt để. Những nhà ngói ở khu phố Cây Cốc, thôn Phú Phong đều chuẩn bị phá hoại. Phụ nữ, phụ lão và nhi đồng đều phải tản cư chỉ có thanh tráng niên ở lại canh phòng. Đồ đạc dọn đi hết, cửa sổ cửa lớn đều được tháo ra hết. Thảy thảy đều nhà trống vườn không, gia đình tôi theo ông bà nhạc tôi về ở trong nhà quê. Riêng tôi ở lại Cây Cốc coi nhà.

Với một ít gạo và mắm muối, tôi sống cùng ông Hương Du, lúc nào cao hứng  đọc sách thì ông Hương Du nằm nhà đọc sách, lúc nào hứng đi câu thì đi câu. Câu được cá lớn thì đem bán, cá nhỏ thì đem về nấu cháo. Ngâm thơ cổ nhân, việc đời xào xáo, lòng hai chúng tôi lại yên ổn như buổi thái bình… Nhưng ngày vui không dài, cán bộ địa phương nghi ngờ rằng chúng tôi có dị ý nên không cho tụ hội ở đó nữa.
Kế đó được tin giặc ở An Khê sắp tấn công chiếm Bình Khê để mở đưng xuống Qui Nhơn. Đồng bào ở mấy thôn phía Nam sông Côn, dọc theo quốc lộ 19 cần phải tản cư hết. Gia đình tôi phải chạy xuống Trường Định, rồi chạy ra Phú Ân.

Khi tôi ở Phú Ân cũng như khi tôi ở Trường Định, thỉnh thoảng ông Hương Du ghé lại thăm và ở chơi một vài hôm để đọc thơ Tô Văn Trung, lúc nào cũng đem theo một con cá tràu hoặc cá cửng. Ông thường tỏ ý tiếc: Phải chi được một chút rượu nữa thì tuyệt!
Thời bấy giờ lúa gạo thiếu, việc nấu rượu bị cấm triệt để. Vì vậy rượu đối với con nhà họ Huyền, họ Lưu còn quí hơn bộ Tô Văn Trung đối với tôi. Trong nhà có một chai rượu cồn (alcool à 90 ) để dành phòng khi bị đứt chân, đứt tay mà thoa cho khỏi bị nhim độc. Một hôm nhà tôi nghe ông Hương ước, liền rót một ít đem pha với nước, đãi ông uống. Ông cười:
Ông Quách có bộ Tô Văn Trung Thi Hiệp Phú, nên bà Quách giống bà Tô Đông Pha.

Nhờ bộ Tô Văn Trung và ông bạn Trần Du, tôi được vui trong lúc mà những kẻ có quyền thế đều liệt tôi vào đám “kẻ thù của nhân dân" là đám Trí, Phú, Địa hào. Và đều lấy tôi làm bia mỗi khi nói đến bọn “trí thức phản động”. Cũng nhờ bộ Tô Văn Trung và ông bạn già họ Trần mà tôi biết được tâm sự và văn tài của bậc "Đại gia văn chương" họ Tô. Càng thuộc được nhiều điển lạ ở phần chú giải của bộ sách. Nhưng rồi cuộc kháng chiến chống Pháp ngày một thêm găng, cuộc sống ngày một thêm chật vật. Ông Hương phải tản cư ra tận Phù Cát. Và bộ Tô Văn Trung phải vĩnh viễn rời xa tôi!!!

Năm Quý Tỵ (1953) gia đình tôi gặp phải cảnh ngộ có thể gọi là cùng cực. Lũ con lớn thì đi công tác xa, nhà tôi bị bệnh nặng, lúa mùa cắt lên không đủ đóng thuế nông nghiệp. Tôi phải đi mót mì, xúc ốc, nhưng mót mì, xúc ốc theo kiểu làm thơ Đường luật, thì làm sao nuôi nổi được vợ đau và mấy đứa con còn thơ. Trong nhà lại không còn vật gì có thể bán được trừ bộ Tô Văn Trung. Lúc bấy giờ đang khan giấy hút thuốc. Một người quen muốn mua bộ Tô Văn Trung trả cho tôi 20.000 đồng tín phiếu. Với số bạc đó tôi có thể mua được 100 ký lúa để trộn mì ăn trong vài tháng.

Không bán thì không lấy gì tiêu, còn bán thì người ta dùng để vấn thuốc hút. Một bộ sách mà e rằng cả Việt Nam không mấy người có đủ toàn bộ, thì đau lòng quá. Tôi chợt nhớ đến Ủy Ban Văn Hóa Miền Nam đóng tại Hoài Ân, mà Phan Thao (con Phan Khôi) làm Chủ tịch. Tôi bèn cuốc bộ trên 80 cây số với bộ sách quí, ra tìm Phan Thao và xin bán bộ sách quí với nửa giá tiền người ta đã trả cho tôi. Nhưng Ủy Ban Văn Hóa “không có tiền’ nên tôi đành tr về với bộ sách. Nhiều người nghe câu chuyện, chê tôi là đồ “lạc hậu” Một ông bạn quen thấy tôi do dự việc bán sách, thương tình bảo:
- Con đói, vợ đau, thì thân mình bán được cũng phải bán, chớ đừng nói chi là sách.

Nghe vỡ lẽ tôi đành bán bộ Tô Văn Trung với giá 20.000 đồng tín phiếu. Khi người mua sách gánh sách đi, lòng tôi như bị ai cầm dao cắt! Tôi ứa nước mắt trông theo, người mua sách đi được một quãng khá xa, tôi không cầm lòng được, vội chạy theo xin chuộc lại một tập. Tôi lấy tập đầu có hình Tô Công và trả lại cho người mua 1.000 đồng tín phiếu.
Trong số thơ nói về Bước Cùng của tôi, có một bài liên hệ đến việc bán sách:

Đã chẳng quyền cao lại chẳng nghề
Muốn làm thuê cũng chẳng ai thuê
Không tiền thương vợ đau lâu khỏi
Tải gạo mong con mãi chửa về
Sách quí bán cho người hút thuốc
Thân tàn mặc để chúng làm bia
Giải buồn tựa cửa trông sao rụng
Hương thoảng vườn cau ngọn gió khuya.

***


TẬP LỮ ĐƯỜNG DI CẢO

Là tập thơ của Thái Thuận đời Lê Thánh Tông. Tập này tôi được bào đệ Quách Kiến Đạo tặng trong lúc tôi tản cư đến Phú Ân.
Phú Ân là một sơn thôn thuộc quận Bình Khê. Đất rộng người thưa, ban đêm chỉ có tiếng chim cú chim mèo, dũ dĩ, rắn lục. Để gii buồn tôi bày ra viết tiếp bộ Trăng Ma Lầu Việt mà tôi đã viết được tập đầu.

Trăng Ma Lầu Việt viết phỏng theo bộ Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ. Trong sách có truyện “Kim Hoa Thi Thoại Ký”. Đại khái rằng:
Rốt niên hiệu Đoan Khánh, đời Lê Uy Mục, kẻ sĩ đất Thái Nguyên là Mao Tử Biên ở Kinh sư về thăm nhà, đi ngang qua huyện Kim Hoa, tỉnh Kinh Bắc, thình lình bị mưa. Ngày tối đường xa  Mao ghé vào xin nghỉ nhờ nơi một lều tranh hẻo lánh. Trong lều chỉ có một lão trượng và một giai nhân phong độ đài các, sống cùng một lão bộc tuổi cũng khá cao. Lão bộc đưa Mao ra nghĩ nơi nhà sau. Đến khuya, mưa tạnh, trăng sáng. Mao thoạt nghe tiếng lừa hí. Liền hé rèm nhìn thử thì thấy một vị khách trạc độ ngũ tuần khoác áo nho sĩ, bước vào lều. Lão trượng và  giai nhân ra đón. Chủ khách nói cười vui vẻ. Câu chuyện qua lại hầu hết là câu chuyện văn chương. Mao nằm nghe rất lấy làm thích thú. Chợt Mao cựa mình, ông khách nghe tiếng động hỏi, Mao thừa cơ bước ra lạy xin thụ giáo về nghề thơ. Khách lấy trong tay áo ra một cuốn sách dày độ trăm trang, trao cho Mao và dặn:
Nhà ngươi về xem kỹ thì đủ biết phép làm thơ, bất tất phải đi học ở nơi khác.
Đoạn từ giả chủ nhân lên lừa đi thẳng.

Mao vào nhà sau ng trở lại. Sáng hôm sau dậy xốc áo ngồi lên thì thấy mình nằm trên cỏ lạnh bên cạnh hai nấm mồ hiu hắt cỏ lau. Cuốn sách nhận khi hôm vẫn còn nằm trong bọc hành lý. Mở ra xem thì toàn giấy trắng duy nơi bìa đề bốn chữ lớn: Lữ Đường Thi Tập nét bút vừa rắn vừa tươi.
Mao biết ông khách là vị tiền bối tỉnh Bắc Ninh tên Thái Thuận, còn hai nấm mồ kia, người trong vùng cho biết là mộ của nữ sĩ Ngô Chi Lan và của chồng là Đông Các Đại Học sĩ Phù Thúc Hoành, người đồng thời cùng Thái Thuận.
Mao liền đến Bắc Kinh, tìm hỏi tập Lữ Đường của Thái Thuận thì sâu mọt đã ăn hết, mười phần chỉ còn được đôi ba. Mao bèn ra công sưu tầm, một chữ một lời đều không bỏ…

Phỏng theo chuyện Kim Hoa Thi Thoại Ký trong Truyền Kỳ Mạn Lục, tôi viết chuỵện Đêm Vắng Bàn Thơ cho Trăng Ma Lầu Việt. Viết xong vào hạ tuần  tháng chạp năm Đinh Hợi (1947). Vài hôm sau bào đệ Quách Kiến Đạo làm Biện lý tòa án Phú Yên về thăm quê, tặng tôi một tập thơ cổ, tập thơ in đã lâu đời, giấy đã vàng, bìa và những tờ đầu tờ cuối đều bị rách nát. Mở ra thì là tập Lữ Đường Di Cảo Thi Tập. Tôi giật mình liền lấy bản thảo Đêm Vắng Bàn Thơ cho Kiến Đạo xem, Kiến Đạo cũng sửng sốt: Anh em nhìn nhau cho là một chuyện hy hữu.
Lữ Đường Di Cảo Thi Tập đối với gia đình tôi trở thành một bảo vật. Suốt bao nhiêu năm ly loạn chạy đi đâu tôi cũng mang theo  bên mình cùng bộ Tô Văn Trung.

Năm Quí Tỵ (1953) Tô Văn Trung bị bán. Nhưng Lữ Đường được khỏi nạn là nhờ giấy cũ quá, không dùng vấn thuốc được. Tôi gói k Lữ Đường và tập Tô Văn Trung chuộc lại vào một tờ giấy dầu. Thỉnh thoảng đem ra vuốt ve, như vuốt ve một đứa con bé bỏng.
Sau ngày hiệp định Genève ký kết, tôi tr về Nha Trang (cui năm 1954). Tất cả những gì mang theo mà làm cho cán bộ Việt Minh hay Quốc Gia nghi ngờ tôi đều bỏ lại Bình Định. Nhưng tôi không nỡ rời hai tập Lữ Đường và Tô Văn Trung, nên mang theo và may không gặp tr ngại ở dọc đường.

Vào đến Nha Trang việc đầu tiên đối với văn chương là lo đóng bìa cứng hai tập sách chữ Hán còn “sống sót”.
Tôi quí tập Lữ Đường Di Cảo cũng như tập Tô Văn Trung chẳng những vì cuộc tao ngộ ly kỳ, chng những là vì đồ cổ, mà còn vì văn chương tuyệt diệu.
Nhưng từ ngày bào đệ tặng sách, tôi mới thưởng thức được ít bài.
Vì một là tập thơ đã cũ quá lật ra xếp vào bất  lợi. Hai là lúc bấy giờ tôi đang say mê hương vị Tống Đường và đương đẫm lòng vào bộ Tô Văn Trung. Mãi đến năm 1966, tôi mới bắt đầu đọc kỹ và nhận thấy thơ Thái Thuận gồm cách điệu thơ Đường, phong vị thơ Tống. Và Thái Thuận sống trước các thi nhân đời Thanh nổi tiếng nhất như Vương An Thạch, Viên Tử Tài… Nhưng nghệ thuật tinh vi mà chẳng khác các vị ấy. Tôi đâm ra say mê.
Đó là cái may trong cái rủi.

Năm ấy tôi mất một đứa con trai là Quách Giám. Lòng buồn thương  dày vò. Để được khuây khỏa, tôi vùi đầu vào sách. Song đọc gì cũng không trôi, tôi bèn lấy tập Lữ Đường Di Cảo  ra và mời anh bạn Trần Thúc Lâm đến cùng đọc. Vị thơ Lữ Đường thấm lần vào lòng và lòng thương nhớ con cũng lần lần dịu bớt. Nhìn thấy cái mệnh của tập thơ mỏng manh quá tôi bèn nhờ Trần quân chép lại một bản mới và để khỏi phải làm phiền bạn ngày nào cũng đến với mình, tôi nhờ chép thêm một bản nữa bằng chữ quốc ngữ để tôi tự đọc một mình những khi bạn không đến được. Với bản Lữ Đường phiên âm tôi để lòng tôi trôi theo lòng Thái Thuận và tôi lấy lại được bình tĩnh cho tâm hồn.

Càng đọc tôi càng ngạc nhiên: Thái Thuận làm thơ sao giống tôi quá. Cách lập ý giống, cách tạo cú giống, cách luyện tự giống và cho đến cách dụng điển cũng giống.

Riêng nói về cách dụng điển: các thi nhân Việt Nam, nhất là bên quốc âm, ít dùng cách tá dụng. Cho nên khi dùng cách này, tôi không khỏi có ý ngài ngại. Nhưng từ khi đọc Lữ Đường, thấy cách tá dụng được dùng một cách “hiên ngang” như vịnh mùa Đông mà dùng điển Hàn Tín rồi nhân điển Hàn Tín dùng tiếp điển Trương Lương: 

Công danh thùy nghĩ Bình Hòa tướng
Văn sử ngô tàm Phụ Hán nho.

Nghĩa là :
Công danh ai d so Hàn Tín
Văn sử đây riêng thẹn Tử Phòng.

Tôi v vế cười lớn: Từ nay đi đêm không còn sợ ma.
Trong lúc cao hứng tôi dịch được một số bài tôi thích nhất và dể dịch thành thơ.

Về việc dịch thơ tôi quan niệm rằng:
Dich thơ là diển tuồng, người làm đào làm kép phải biến mình thành nhân vật mình đóng, phải quên rằng mình đang đóng vai tuồng, để cho trí tưởng tượng rằng mình là hiện thân của nhân vật mình đóng, chính mình là nhân vật ấy thật sự. Điệu bộ cũng như ngôn ngữ đều phải xuất phát tự thâm tâm chớ không phải vay mượn, chớ không phải giả bộ, chớ không phải nhái theo vở tuồng đã viết nữa, như thế mới lột hết được tinh thần của vở tuồng.

Tôi đã theo phương pháp ấy mà dịch thơ Lữ Đường và đã thu được ít nhiều kết quả mong muốn.Tôi chép gởi sang Pháp cho Thi Vũ xem, Thi Vũ gởi thư tán thưởng, trong thư có câu:
Đọc đi đọc lại hơn 10 lần. Thích quá ! Anh không dịch. Anh làm thơ và mỗi thi nhân chỉ có một khoảng đời để làm thơ. Thơ của anh có một khoảng đời dài hơn 5 thế kỷ. Dường như Thái Thuận ngồi ngâm lại thơ mình bằng lời hôm nay (thư ngày 25/2/67).
Trong một bức thư khác lại nói:
Năm trăm năm trước anh đầu thai làm Thái Thuận để làm thơ chữ Hán.  Ngày nay Thái Thuận đầu thai làm anh để làm thơ quốc âm.
Tôi sung sướng tiếp tục dịch thêm.

Có một bài thơ Chiêu Quân Xuất Tái, được dịch trong một trường hợp rất nên thơ
Một buổi trưa (tôi có ghi rõ là trưa ngày 01 tháng 3 năm Đinh Vị - tức ngày 10 tháng 4 năm 1967), tôi nằm đưa hai đứa cháu nội nơi võng cột trước hiên, dưới bóng mận đầy hoa và đầy tiếng sẻ. Tôi vừa đưa cháu vừa đọc bài Chiêu Quân. Vị thơ lẫn mùi hoa lẫn nhạc chim làm cho lòng thơ bị kích động. Tôi vừa dịch vừa ngâm để thay câu hát “cái ngủ mày ngủ cho lâu”. Câu nhặt câu thưa, tiếng dứt tiếng nối. Tuy giọng không khê như bà già ru cháu mà cũng không sang sảng như thầy đồ Nghệ ngâm thơ, nhưng vẫn làm cho thằng cu em nằm trên ngực, thằng cu anh nằm dưới võng hài lòng.
Gió trưa hiu hiu, hương mận ngòn ngọt, chim hòa âm, võng theo nhịp…lòng tôi thân tôi. Tôi cảm thấy nhẹ như nạm bông gòn lơ lửng trên không trung .
Từ ngày Quách Giám mất, lần này là lần đầu tiên tâm hồn tôi được yên vui hoàn toàn  Mọi vật chung quanh tôi cũng đều an lạc, tôi vừa hưởng thú vừa làm việc. Hai đứa cháu vừa thiu thiu ng, tôi đã dịch xong bài thơ:

Chiêu Quân xuất Tái

Nam lai trình tận Bắc lai trình
Nam Bắc na kham trướng biệt tình
Vạn lý Hán thiên ba hữu lệ
Bách niên Hồ địa mã vô trình
Nhất đoàn la ỷ thương xuân lão
Kỷ khúc tỳ bà cổ nguyệt minh
Phân phú quân vương an chẩm thượng
Sầu thành nhất phiến thị trường thành.

Dịch:
Bắc trình dõi bước dứt Nam trình
Nam Bắc đường chia mối thảm doanh
Trời Hán tuông giòng hoa khóc hận
Đất Hồ im tiếng ngựa reo binh
Áo cài xuân muộn bơ phờ dáng
Đàn gảy trăng khuya não nuột tình
Nhắn nhủ cung rồng yên giấc ngự
Sầu thành một bức vững trường thành.

Trong tập Lữ Đường tôi có, tôi đếm được gần hai trăm bài, phần nhiều là thất ngôn bát cú.
Tôi dịch được tất cả 56 bài mà thất ngôn bát cú chiếm 40 bài, còn 16 bài về ngũ ngôn bát cú thất tuyệt và ngũ tuyệt.
Dịch được bấy nhiêu thì hết hứng, bèn dồn lại thành tập lấy tên là: Lữ Đường Thi Trích Dịch.
Rồi viết một bài tựa vào ngày hoa Mai bắt đầu ra nụ năm Nhâm Tý. Tức mùa đông 1972 và xếp bản cảo để chờ thiện duyên.

Ngoài hai tập Tô Văn Trung và Lữ Đường Di Cảo Thi Tập, tôi còn một ít sách chữ Hán nữa mà tác giả là  người Viêt Nam có, người Trung Hoa có, những tập này rất có giá trị về văn chương như: Ức Trai Thi Tập, Thanh Hiên Thi Tập, Nam Trung Tạp Ngâm, Bắc Hành Tạp Lục, Nguyên Thi Hợp tuyển…
Tôi cũng có một tập nữa mà tôi rất yêu quí, đó là tập Đọng Bóng Chiều do Thi Vũ chép tay trên giấy bông bạch ngọc và tự tay đóng, xén. Từ Paris Thi Vũ gởi về trước khi tập thơ được xuất bản.
Những khi nhớ bạn, tôi thường đem tập thơ ra ngắm nghía.

Ngoài tập Đọng Bóng Chiều, Thi Vũ còn tặng tôi nhiều vật  quí giá khác., Và những tập này cùng tập Đọng Bóng Chiều tôi sắp xếp riêng thành một “hệ thống”.
Còn những sách chữ Hán trên đây vì chưa cùng tôi vui buồn được dù ít hay nhiều. Nên tôi chỉ quí chớ không báu.
Thời tiền chiến tôi cũng có một số bảo vật. Trong khi di tản về Bình Định tôi không đem theo được. Đã bị khói lửa hủy hoại hết.
Cho nên hai tập Tô Văn Trung và Lữ Đường Di Cảo đứng đầu bảng “thống kê bảo vật" trong gia đình tôi.

***

NHÁNH MẬN KHÔ

Nhánh mận lớn bằng bắp tay, cao trên dưới ba thước tây, hình dáng khẳng khiu, cong queo, còn vỏ thì “trổ đồi mồi”.
Đó là nhánh tôi giữ lại sau khi cây mận trong vườn nhà ở đường Bến Chợ Nha Trang bị thuốc khai quang giết chết.

Cây mận này do ông cụ thân sinh chủ nhà đường Bến Chợ trồng khi ông ta còn nhỏ. Ông chủ nhà lớn hơn tôi 25, 26 tuổi. Khi tôi mua ngôi nhà thì cây mận đã cỗi. Gốc cây đã bị rỗng ruột, cành lá chỉ còn lưa thưa. Nhiều người khuyên tôi nên đốn đi để trồng cây khác, nhưng tôi không nỡ, chừng nào gốc thật mục, cành thật khô sẽ hay.
Năm tôi mua nhà là năm 1938. Lúc bây giờ Nha Trang cũng đã “văn minh” lắm. Nhà cửa trong thành phố hầu hết đã xây tường hoặc trồng trụ ciment chung quanh, riêng ngôi nhà của tôi là rào bằng cây keo sống.
Rào thì rào keo, trong sân lại có một cây mận cỗi. Cảnh nhà thật là xưa, các bạn đồng sự của tôi đến chơi, thường chỉ cây mận mà chế diễu:
Thơ Đường luật hiện nay thật giống như cây mận của anh. Hèn chi anh thích làm thơ Đường luật và giữ cây mận lại để làm thơ tượng trưng. Tôi chỉ cười mà không đáp…

Tôi đọc trong Tùy Viên Thi Thoại thấy một chuyện xưa:
Quan Thái thú đất Giang Tây cho hạ một cây cổ thụ trước dinh. Thợ vừa đem dụng cụ đến thì một hành nhân bước lại đề nơi gốc cây một bài thơ. Thợ bèn vào trình cùng quan Thái thú, Thái thú ra xem thì người đề thơ đã đi mất.
Thơ rằng:
Diệu tri thử khứ đống lương tài
Vô phục thanh âm phú lục đài
Chỉ khủng nguyệt minh thu dạ lãnh
Ngộ tha thiên tuế hạc qui lai

Nghĩa là :
Một đi nên cột nên rường
Không còn bóng cả rợp đường rêu xanh
Chỉ e thu lạnh lùng canh
Tuổi già nương bóng trăng thanh hạc về.

Nhớ đến bài thơ, tôi lại càng thương quí khóm mậnNhững buổi mai buổi chiều đẹp trời, những đêm trăng sáng, tôi hoặc cùng vợ con hoặc cùng bè bạn thường bắc ghế, giường nằm, ngồi dưới gốc mận chung vui. Mấy tháng sau những nhánh mận còn sống sót tự nhiên đâm chồi nảy lộc và to lớn lần lần. Gốc cây sanh thêm một lớp vỏ mới, mỗi ngày một dày thêm. Và không đầy một năm, cành lá đã xum xuê che mát cả sân thềm. Mới trông qua ai cũng ngỡ là một khóm mận tơ, chịu thủy thổ, thiên hạ qua lại đều trầm trồ. Kẻ thì bảo rằng “vật chờ chủ” người có não phán đoán thì nói: "Cây mận nhờ có người coi sóc không bị lũ trẻ nhỏ bẻ cành bứt lá như trước kia, nên phát sanh trở lại”. Người bạn Ấn Độ của tôi là Kíscha-Nassamy giải thích: "Đó là nhờ sức nhân điện của anh và của gia đình anh mà cây mận hồi xuân”. Không biết lời nào đúng, tôi chỉ biết mừng  được một cây cổ thụ trước sân xanh tốt. "Kính lão đắc thọ”.

Khi cành lá đã xum thì hoa bắt đầu trổ. Hoa trổ kỳ nhất vào tháng 10 âm lịch. Đến Tết trái chín. Khi trái kỳ nhất đã sởn sơ thì hoa ra kỳ nhì vào tháng 11 và trái chín vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau. Nhiều năm ấm trời, hoa trổ kỳ ba vào tháng giêng. Kỳ nào hoa cũng thạnh, trái cũng quằn.
Khóm mận gồm có ba gốc đứng dụm lại với nhau, trông như một cây mận ba nhánh nằm sát đất. Tàn mỗi năm một trương rộng, bóng trùm cả khoảng  sân trước nhà, chúng tôi đặt tên là khóm mận ba nhành.

Vì cây mận đã giá nên trái rất ngọt. Trái chín đỏ thắm như son Tàu và ngọt như mật ong. Người trong gia đình tôi ai nấy đều ưa thích. Con cháu ở xa mà nhận được mận thì ưa thích hơn món gì khác. Riêng tôi lại chỉ thích hoa.
Hoa mận cánh trắng, nhụy trắng. Mọi thứ hoa hoa nào cũng đẹp nhờ cánh. Hoa mận đẹp nhờ nhụy, nhụy dài và thanh, chữ gọi là ba tu, tục gọi là râu mận. Khi hoa nở thì cánh bị râu che khuất hết, trông vào như một chùm ngân tuyến có mùi hương.
Những ngáy hoa nở, sắc trắng của hoa át hẳn màu xanh của lá. Nhìn lên tàn mận, giống như mái đầu bà lão bảy mươi cúp bôm bê..Nhụy hoa cánh hoa rụng phơi phới như hoa tuyết. Mùi hoa ngòn ngọt như mùi hoa xoài. Mỗi buổi sáng lúc thức dậy nhìn ra sân, tôi có cảm giác đương ngồi trên tiểu đình nơi Phú Sĩ Sơn hay trên Mont Blanc, thưởng tuyết bay trong gió.

Thật là thú, nhưng lắm lúc man mác buồn vì ý nghĩ: không có gì vĩnh viễn. Nhất là khi người nhà lo quét dọn sân hè, để hứng vị không được lẫn cay chua tôi dặn con em trong nhà đợi tôi đi làm việc hoặc đi chơi rồi mới quét râu mận. Tôi có một tuyệt, nhân tức cảnh mà thành, tạm gọi là mấy vần tâm sự:

Tuyết phủ sân xuân hoa rụng đầy
Hương sầu theo gió chập chờn bay
Em ơi đừng quét… em đừng quét
Anh chỉ yêu hoa những lúc này.

Ở Nha Trang mùa đông ít lạnh và ít mưa to gió lớn như các tỉnh bạn. Tuy vậy trăm hoa kể cả hoa giấy “chắc gan” đều lánh mặt. Duy có hoa mận là đua cười gió đông. Cho nên tôi gọi hoa mận là hoa “tuế hàn” thay cho bạch mai của cổ nhân mà Nha Trang không có.

Mùa đông vì lạnh và ít hoa nên ong bướm cũng ít. Bởi vậy kỳ mận tháng 10 và tháng11 ít bị quấy rầy về loài có cánh. Nhưng đến kỳ hoa tháng giêng thì lớp ong, lớp bướm kéo đến từng bầy.
Ong phần nhiều là ong ruồi, ong mật. Ong bầu cổ vàng ánh, thân đen mun cũng có song chỉ năm ba con mà thôi. Tôi không hiểu tại sao, khi những khóm mai vàng của tôi nở chúng kéo đến thật đông trong khoảnh khắc là chỉ còn cành và nụ búp. Còn lúc mận nở, chúng chỉ cử “đại diện” đến mua vui, Và đối với mai, chúng rất tàn nhn, còn đi với mận chúng lại có vẻ “biết điều”. Có người bảo rằng tại hoa mận lớn, chúng nằm vào lòng hoa để hút mật, mật lại nhiều nên không cần phải dụng sức, dụng công. Còn hoa mai nhỏ, nên bị chúng ôm trọn vào lòng để hút mật, thêm mật có ít, nên phải vét cho “cạn tàu ráo máng” mới đủ no. Lại có người bảo rằng trên tàn mận ngoài giống ong bầu còn có ong ruồi, ong mật. Ong bầu vốn sợ hai loài ong kia nên không dám làm tàng với hoa. Thuyết  trước e đúng hơn..
Còn bướm thì đông như hội.

Rất nhiều giống rất nhiều màu sắc. Con thì lớn như đóa hoa giấy hoặc đóa oeillet. Con thì nhỏ như hoa  kim cúc, hoa sứ, hoa lài đơn, con thì vàng ánh như hoàng kim, con thì trắng phau như bông gòn. Con thì đen nhánh như răng hạt huyền, con thì nâu như lông bìm bịp, con thì cánh trắng viền đỏ, con thì màu hỏa hoàng điểm những hạt cườm đen cườm trắng, con thì rằn ri, con thì vá quàng v.v... Trông dấp dới như một cánh rừng phong lan gió đưa.
Bươm bướm là giống phong nhã. Chúng đối hoa lích sự như những cậu thanh niên đối với giai nhân. Lúc nào cũng dịu dàng, cũng nhẹ nhàng, ung dung tự tín. Đậu vào hoa chỉ đậu phơn phớt. Đưa vòi vào nhuỵ hoa chỉ đưa thưng thưngnhiều con chỉ bay lượn chung quanh hoa, dường như để hứng lấy hương chứ không màng đến mật. Lại lắm con bám theo râu hoa rơi từ cành xuống đất, rồi chớp cánh trở lên cành, rồi lại rơi xuống một cách nhẹ nhàng và bay lên cũng một cách nhẹ nhàng như mảnh giấy bay lơ lững theo gió. Đứng trước cảnh ấy, tôi chợt nhớ đến bài thơ Haikai của Nhật mà Pháp dịch là:

Illusion
Fleur tombée
Retournant à la branche
Oh! c était un papillon 

Con trai tôi là Quách Giao, dịch lại một lần nữa:

ẢO ẢNH
Hoa rơi:
Hoa trở lại cành
Ồ! Con bướm trắng nặng tình với hoa!

Tôi thường ngâm cả hai bài, những lúc chung vui với cảnh.
Khi hoa đã kết quả thì bướm và ong bay đi hết. Se sẻ lại kéo đến đông đầy. Tiếng kêu chinh chích không bao giờ ngớt.

Bảo rằng se sẻ kéo đến, không đúng. Vì vườn nhà tôi rất nhiều se sẻ. Mùa đông chúng sợ mưa, gió, chui núp nơi trần nhà, nơi mái hiên. Lúc ấm trời bay ra tìm mồi thì bay lẻ tẻ và lặng lẽ như chiếc bóng qua ngang. Nếu không để ý thì tưởng chúng bay đi nơi khác. Nhưng đến ngày xuân sang, nắng ấm, chúng lại rũ nhau bay ra từng lớp, lớp bay, lớp đậu, rộn rã tưng bừng… chúng đông nhưng không phá phách. Luồn qua lá mận, đậu vào cành mận, song không bao giờ động vào trái mận, lúc chín cũng như lúc xanh.
Bươm bướm là tài tử giai nhân, se sẻ là thi sĩ nhạc công, đem tình xuân đến trang điểm cho ngày xuân của khóm mận được thêm xuân.

Cho nên trong mùa hoa nở, mùa trái chín, bạn bè thường họp nhau ở dưới bóng mận và những lúc vắng người tôi thường nắm nơi võng cột dưới mái hiên., nhìn khóm mận để ôn lại chuyện xưa, tìm hưởng thú mới. Vì thế mà hình ảnh khóm mận in sâu vào tâm khảm, vì tình mận thường len vào tứ thơ, nhất là từ năm 1940 trở đi, sau khi đã gặp LiênTâm và đã cùng Chế Lan Viên, Yến Lan, Quách Kiến Đạo chung bóng dưới trưa hè. Lắm lúc hẹn nhau "h mận ra hoa thì về hưởng thú”. Nhưng đâu có phải h muốn là được. Cho nên đối mận nhớ bạn tôi có một tuyệt:

Khóm mận ba nhành huê lại huê
Đường xa ba bạn mãi chưa về
Bóng xuân tri chiếu chờ tin mộng
Bướm chập chờn hương tuyết bốn bề.

Trên khóm mận còn một “quí khách” nữa tưởng không nên để sót, đó là : con Chim Oanh.
Con Oanh này lớn bằng cườm  tay. Toàn thân vàng như hoa Mai. Cánh dài và đuôi dài như chim chèo bẻo, mỏ đen, chân đen.
Không biết từ đâu đến. Cũng không biết trước kia có thường hay đến chăng nhưng từ khi tôi mua được ngôi nhà và từ khi khóm mận hồi xuân, năm nào khoảng đầu xuân, trong vòng tháng giêng âm lịch, thì bay đến đậu nơi cây mận kêu vài ba tiếng rồi bay đi, ngót bốn năm, không bao giờ thiếu.

Năm 1942, trời đang ở vào tiết đông, gió mưa tuy đã tạnh, nắng đã lên hằng ngày, song khí trời còn lạnh. Một hôm tôi đang ngồi làm việc tại Tòa án Nha Trang, thì nơi cây bàng cạnh cửa sổ phòng giấy, chợt nghe tiếng Oanh kêu. Ngừng  tay bút trông ra thì biết  ngay là “con oanh” của tôi vì dáng điệu và tiếng kêu quá quen. Thêm nữa Khánh Hòa không có giống chim oanh, con oanh là một con duy nhất. Oanh kêu mấy tiếng rồi bay đi.

Xuân sang, oanh không thấy lại, và xuân năm sau, năm sau nữa.vẫn không thấy bóng oanh.
Oanh đến cùng tôi lần cuối cùng là ngày 18/12/1942 tôi có ghi vào nhật ký.
Năm ấy cũng là năm tôi không còn hy vọng gặp lại người bạn “phấn đại tri âm” là Liên Tâm…
Tôi có bài:

Xuân Quạnh
Thược dược gió bay màu thúy vũ
Hải đường sương tỉnh giấc giấc xuân tiêu
Con oanh năm ngoái không về nữa
Sắc liễu xanh xao tiếng địch chiều.

Khóm mận đối với tôi cũng rất có tình.
Năm 1943, tôi có ra Đà Nng và Huế chơi hơn nửa tháng. Lúc ấy gần cuối đông, hoa mận đã thành trái. Khi tôi về trên cành chỉ toàn lá xanh. Tôi hỏi người nhà:
Sao hái mận sớm thế? Không đợi thật chín để ăn Tết?
Lũ nhỏ đáp:
Ba đi được mấy hôm, hoa quả lần lần rụng sạch, không sót một trái nào!
Tôi cho là tại thời tiết.

Đến năm 1944, tôi đưa gia đình về Bình Định lánh nạn tàu bay Mỹ khủng bố quân đội Nhật đóng tại Nha Trang. Tôi gởi nhà cho ông Ba Lồ Ô ở trước ngõ. Khi tôi đi thì cây mận lớp hoa, lớp kết quả xum quằn cả cây. Nhưng một tháng sau khi tôi vào thì mận không còn một trái nhỏ. Tôi trách ông Ba:
- Ông Ba ăn trái không nhớ kẻ trồng cây.
Ông Ba cười:
- Có ăn được trái nào đâu mà nhớ với quên, bi thầy đi được mấy hôm, thì hoa lẫn trái, trái già lẫn trái non, rụng đầy đất.
Một ông bạn pha trò:
- Chắc cây mận này sống đã lâu năm nên thành tinh và là tinh đàn bà, nên vắng hơi anh, tương tư rụng hết trái chớ gì.

Tôi chợt nhớ lại khi bà thân tôi mất. Hai bụi trầu và mấy chục cây cau bà trồng đều chết theo hết. Và khi bà nội của nhà tôi mất, cây cam của bà trồng lúc trẻ, đang xanh tươi liền héo lá rồi chết đứng và vườn chuối của bà cũng rũ lá rồi lụi dần. Tôi tự nhủ:
Thường ngày mình  lân la bên mận, mận quen hơi hám, đến khi vắng hơi mình thì mận bị “bẻ vặn mình như người nghiện thuốc”, nên phải rụng trái và hoa. Đó là việc thường đối với người biết chút ít về khoa học thực nghiệm.
Nghĩ vậy để cho mình có não thực tế, có não khoa học “với người ta" cho vui, chớ trong thâm tâm tôi vẫn tin là “thảo mộc hữu tình”. Do đó tôi càng thương yêu khóm mận, đi xa nhớ nhà… hình ảnh khóm mận quanh quẩn bên mình vợ con, trong mơ trong giấc.

Đến năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, tôi thôi làm việc Toà sứ Nha Trang. Tôi cho mướn ngôi nhà đường Bến Chợ để về Bình Định cùng vợ con. Rồi bị kẹt ở Bình Định gần 10 năm, mãi sau ngày ký hiệp định Genève tôi mới tr  lại Nha Trang.

Tôi tr lại Nha Trang vào cuối năm 1954, nhà cửa hư sơ sơ, đồ đạc mất hết, hoa kiểng cũng không còn một cây. Khóm mận trước sân chỉ còn hai gốc vẫn xum xuê cành lá. Lúc bấy giờ là thượng tuần tháng 11 âm lịch, hoa mận đương độ mãn khai. Tôi có mấy câu cảm hứng nhan là:

Tình Cố Viên
Đời chia mưa nắng chín năm qua
Vườn cũ thêm thương khóm mận già
Ba nhánh tình thâm  tâm sự gởi
Không vì ly cách phụ phàng hoa

Năm ấy hoa mận ra nhiều quá và kết quả cũng nhiều, những người chung quanh bảo nhau rằng “cây chờ chủ”. Một ông lão mắng:
Khéo tin nhảm! mấy năm nay cây không ai coi ngó. Lũ trẻ phá từ lúc hoa mới nụ, thì làm sao hoa có trái được, chớ cây cối thì biết gì mà đợi với chờ?!!
Tôi cười:
- Lời giải thích hữu lý, song lại chứng tỏ người giải thích vô tình!
Ông lão phản đối:
- Sao lại vô tình.
- Vì không rầy dùm bọn trẻ, nỡ để cho chúng làm hại hoa.
Ông lão bèn cười ha hả:
- Không ngờ ông lạc hậu đến thế, bọn trẻ bây giờ không còn “tôn lão kính trưởng” như tha trước. Ông là chủ vườn, để rồi xem ông có thể rầy la nổi bọn trẻ hay không?
Nhờ lời cảnh cáo của ông lão mà tôi lo đề phòng nên cây mận ít bị ná cao su bắn, kèo nèo giựt… mỗi ngày tàn mỗi xum thêm, mỗi năm trái mỗi sai thêm. Nhưng nhìn k thì gốc mỗi ngày mỗi mục thêm. Và một gốc đã nghiêng ra ngoài đường cái. Năm nào đến mùa đông mưa to gió lớn, lòng tôi cũng đều nơm nớp lo sợ cho thân phận của cây. Tôi nghĩ cách chống, song lấy gì mà chống cho ni. Đúc trụ bê tông cốt sắt thì không có tiền, mà cũng không có ch vì đất hẹp. Âu đành nhờ trời thương được ngày nào mừng ngày nấy.

Mười hai năm qua kể từ ngày tái hợp.
Mùa đông năm Bính Ngọ (1966), khóm mận ra hoa thạnh gấp đôi mấy năm trước. Nhánh tỏa rộng ra ngoài đường cái, nhân viên nhà đèn sợ  cành chạm vào dây điện, đem thang và rựa đến định chặt bớt nhưng thấy hoa nhiều quá không nỡ xuống tay. Rồi trời đổ mưa gió suốt mấy ngày đêm, gốc mận phía ngoài  bị xà xuống thấp, cành lá chạm hẳn vào dây điện…

Ngày 23 tháng 11 âm lịch (tức ngày 03/01/1967), mưa xửng gió ngừng. Trời vừa hửng sáng, tôi liền ra sân đứng nhìn khóm mận. Thấy khóm mận phía ngoài bị xà xuống thấp quá tôi tự  nhủ:
- Nếu có một trận gió mạnh thổi đến nữa, thì mận nhất định ngã chớ không gượng ni.
Vừa nghĩ, tôi vừa đến gần, tôi hết sức kinh ngạc: thân cây run run, lay nhẹ và cành lá cũng rung rinh mặc dù không một chút gió… chợt vang lên một tiếng “rắc” thật to và gốc mận phía ngoài đường từ từ ngã xuống, tàn nằm trên dây điện đường, nhờ dây điện nhiều và cũng nhờ cây ngã từ từ nên không gây thiệt hại gì đáng kể. Coi lại thì gốc đã mục hết, lâu nay cây chỉ đứng một cách vững vàng nhờ lớp vỏ ngoài và một ít “giác” không lấy gì làm dày lắm.

Thế là khóm mận chỉ còn một gốc, ít cành và đứng thẳng..
Lòng tôi bị xúc động mạnh, liền tự nghĩ:
- Có lẽ mận nuối tình mình từ khi hôm, nên thấy mặt mình rồi mới ngã. Tôi liền có cảm giác mất một người bạn thân yêu! Một nổi buồn tràn ngập tâm hồn… May còn được một gốc, để giải tỏa ni buồn, tôi soạn mấy vần ca:

THƯƠNG MẬN
Mận già ba gốc xum xuê
Người qua đụt nắng chim về nghỉ đêm
Mùa hoa trải rộng trắng thềm
Môi ru trái chín êm đềm giấc trưa…
Từ phen duyên bén tình ưa
Đời chung chua ngọt năm vừa ba mươi
Năm trên bớt một gốc rồi
Nay thêm gốc nữa ra ngoài trăm năm
Mấy đêm quằn quại mưa dầm
Trong tăm tối vẫn âm thầm nở hoa
Bóng sân mất nửa rườm rà
Gió đông thổi lạnh trước nhà hương bay
Tình xưa còn một gốc này
Song buông nhánh lục mỗi ngày mỗi xuân.

Đối với gốc cây còn lại, tôi càng thương yêu chăm sóc.
Đứng một mình rộng ch, nên chỉ một mùa xuân, gốc mận còn lại đã lấp đầy khoảng trống của gốc mận ngã để lại nơi không gian của sân vườn. Và đến mùa ra hoa, kết quả, nhánh nhánh đều sai quằn.
Ngày ngày tôi thường ra nằm võng nơi hiên, nhìn bóng cây mn, để suy tư hoặc để tìm cảm hứng. Cây mận vẫn thường in bóng vào thơ với by chim sẻ ríu rít:

Hiên trưa tiếng sẻ vang bầy
Hương đừa râu mận bay đầy sân hoa
Chuỵện đời thấp thoáng mây qua
Võng đưa cháu ngủ tuổi già thêm xuân.

Cây mận luôn luôn đi đôi với chim se sẻ vào văn chương. Se sẻ nhờ mận mà có nơi nghỉ ngơi, nơi vui đùa xứng ý và mận nhờ chim sẻ mà thành vật biết cử động biết nói năng.

Từ năm 1960, se sẻ trong vườn tôi mỗi ngày mỗi nhiều, lớp bay chuyền nơi cây mận, lớp vào ẩn nơi mái hiên. Suốt ngày từ bình minh đến hoàng hôn, tiếng sẻ kêu không lúc nào ngớt. Nhưng sau binh biến Mậu Thân (1968) se sẻ thưa dần có nhiều buổi trưa chỉ lưa thưa năm bảy con nơi cây mận, còn nơi hiên thì vắng bóng. Lòng tôi cảm thấy buồn buồn:

Binh biến năm Mậu Thân
Se sẻ vườn thưa dần
Bùi ngùi sân mận chín
Mây trưa tràn ánh ngân.

Một hôm tôi có ghi là ngày 07-6-68, se sẻ bay đi đâu không còn một con. Hè, sân, vườn, ngõ đều không nghe một tiếng kêu, không một bóng thoáng. Tôi nằm nơi võng đưa cháu nội ngủ chợt một bầy chim sâu chân nhỏ mỏ dài lông xám, bay đến đậu trên cây mận, một cách phong lưu. Lần đầu tiên, từ khi mua ngôi nhà đường Bến Chợ, tôi mới thấy bầy chim nầy. Chúng đậu độ 15 phút  rồi rủ nhau bay đi mất biệt.
Chim sẻ bay đi đâu ? và chim sâu từ đâu bay đến ?
Lòng bng băn khoăn, buồn thương nhớ tiếcmột nỗi nhớ thương nhẹ nhàng nhưng mênh mông…

Thằng cháu nằm trên bụng thiu thiu ngủ, trời trưa có nắng sáng thật trong, gió nồm thổi ngọt, tôi vừa đưa võng vừa ru cháu :

Trưa nay chim sẻ về đâu ?
Từ đâu bay đến chím sâu một đoàn ?
Đón đưa gió biển mây ngàn
Hân hoan khi ở bàng hoàng khi đi
Nước non nghìn dặm cố tri
Võng đưa cháu ngủ vần thi sụt sùi
Mái đầu điểm cánh hoa rơi
Chim bay những ước phương trời gởi tin…

Miệng ngâm mà mắt rưng lệ, lòng nhớ bạn, em đã từng ngắm mận nghe tiếng sẻ những buổi trưa hè thời tiền chiến, mà hiện thời không biết tinh thần có còn tráng kiện như xưa?

Nước non cách mấy nắng mưa
Có khi mái tóc đã thừa tuyết sương.

Se Sẻ mỗi ngày mỗi thưa dần, nhưng hoa mận mỗi ngày một thêm thạnh. Năm 1968, trái kỳ thứ ba đã chín hết rồi, mà cành vẫn còn trổ thêm năm ba cánh hoa trắng tinh và thơm ngát.

Thân cao tuổi mận già
Phong trần bao lớp qua
Đượm nhuần ơn đất nước
Xuân tàn đời vẫn hoa.

Mận gìa duyên vãn xuân
Song hoa thơ nở vần
Hương đưa tình cố lý
Dìu dịu cánh nhàn vân.

Mùa đông năm 1968, tôi bị bệnh trĩ mạch lươn, phải ra Qui Nhơn mổ. Lúc ấy mận kỳ nhất vừa chín tới. Lũ cháu nội, ngoại  Qui Nhơn được quà Nha Trang, thắm như son Tàu, ngọt như mật ong. Vui mừng hớn hở vừa nhìn mận vừa ngâm thơ ông:

Tuổi già nhờ cháu góp vui
Đứa na trước bụng đứa gùi sau lưng
Ở xa ít lúc m bồng
i chua mận chín gởi lòng mến thương

Mùa xuân năm 1969, tôi lại ra Qui Nhơn để mổ lần thứ hai, vì bệnh tái phát, lần này mận kỳ hai chín rộ mùi vị thơm ngon hơn mận kỳ nhất và một tháng sau nhà tôi ra thăm cho biết rừng mận đang trổ bông kỳ ba. Nhưng một tuần sau, khi nhà tôi trở về Nha Trang thì tôi được tin kỳ mận thứ ba bị hư hết và lá mận tự nhiên bị vàng úa, rụng thưa cả cành!

Mùa hè bệnh thuyên, tôi trở về (14-6-69) thì cây mận trông xơ xác đến thảm thương! Tôi đã lo cho số phận của cây mận. Nhưng để tự an ủi, tôi nhủ thầm rằng mận thay lá… và sẽ hồi xuân nay mai.
Lòng tự dối lòng, nhưng lòng vẫn không hết lo âu. Mỗi buổi sáng, h thức dậy là tôi ra thăm cây mận trước nhất. Lá tuy đeo chặt lấy cành, song mỗi ngày một thêm héo và mỗi khóm ổi, chùm ruột trong vườn, những khóm dương, bàng, muồn, hòe… dọc đường, đua nhau chết đứng… cành trơ trụi? thân nám đen!
Truy nguyên: Thuốc khai quang vãi nơi rừng rú đã gây ảnh hưởng thật tai hại đến mùa màng, cây cối của lương dân.
Cây mận của tôi, tuổi đã cao còn bị nhiễm độc nữa,thì làm sao sống nổi. Tuy vậy tôi vẫn hy vọng rằng nó sẽ gượng được như nó đã từng gượng được trước đây 30 năm, khi tôi mới quen thân với nó. Đêm đêm tôi thường ra vuốt ve, săn sóc, tôi múc nước đổ vào gốc, múc nước tưới lên tàn… Ông bạn Huỳnh Quốc Huyên và nhà thơ Lam Giang quả quyết:
- Nó không chết đâu. H gặp một vài trận mưa thì đâm chồi nẩy lộc trở lại, đã nhiều cây bị thuốc khai quang, sống lại một cách bất ngờ. Tôi tạm tin lời bạn cho đ buồn, nhưng đến ngày 29/7/69 thì tôi đành hết hy vọng. Lá mận vẫn bám nơi cành, nhưng đã héo như rang!

Cây mận chết thật rồi !
Cây mận chết nhằm lúc tôi viết Bóng Ngày Qua, gần hết đoạn nói về cảnh tái ngộ cây mận sau chín năm xa cách.
Buồn quá phải dừng bút !
Ra võng nơi hiên nằm nhìn mận chết đứng khô, tôi không cấm được giọt nước mắt.

Chim sẻ dường như biết trước số phận của cây mận nên đã lần lượt tìm cây khác nương thân. Trên cành chỉ còn đôi ba con bay nhảy quanh cành thật là đìu hiu.
Sáng hôm sau Anh Xinh, người bn ở tòa án quân sự Nha Trang cùng đứa con gái vừa đậu Tú Tài toàn phần đến thăm tôi, thấy cây mận chết, anh Xinh than cũng con: Tội quá cây mận này đối với Bác con như hai người bạn, không biết bao nhiêu kỷ niệm dưới bóng cây! Tôi lại ứa nước mắt.

Trưa đến một trận gió thổi lá mận rụng tơi bời, nhánh trơ như một bộ xương tàn. Thương thảm quá!

Ba giờ rưi chiều, tôi ngồi viết tiếp Bóng Ngày Qua, ráng viết cho xong ký ức về khóm mận. Chỉ viết đến ngày gốc mận bị ngã (gốc thứ hai) tôi chấm dứt để viết sang cây me sau vườn, thì có mấy lá mận bay vào phòng giấy. Thương quáTôi vội nhặt bỏ vào hộp để nơi tủ sách làm kỷ niệm.

Cây mận hấp hối từ khi tôi còn trị bịnh ở Qui Nhơn. Nhưng nuối đợi tôi về viết cho xong những kỷ niệm về nó rồi mới đành “nhắm mắt”! Ở thảo mộc mà có nhân tình! Thương quá.
Chiều hôm ấy, tức chiều 30 tháng 7 năm 1969 Huỳnh ngọc Di một bạn trẻ đồng sự ở Tòa Hành chánh Nha Trang ghé đến chơi thấy cây mận liền nói:
- Hôm qua tôi còn thấy ít xanh. Tưởng nó có thể gượng nổi. Ai ngờ…
Tôi bèn kể lại những chuyện vừa xy ra, và đưa đoạn văn trong Bóng Ngày Qua vừa viết xong cùng mấy lá mận trong hộp cho Di xem:
- Nếu không có chú và ông Xinh chứng kiến thì những người ở xa nghe tôi kể về cây mận sẽ ngờ rằng tôi vẽ vời cho tình thêm đậm, tình thêm kỳ.
Hôm sau ông bạn La Dung đến:
- Chao cây mận chết thật rồi!
Tôi thuật lại những lời đã thuật cho Huỳnh Ngọc Di nghe hôm trước. La Dung nói:
- Người ta tưởng cây cỏ không có tình, chớ thât ra có tình hơn cả người nữa đó. Tôi có một khóm Bạch Ngọc Lan, gốc lớn bằng cổ vế. Năm nào hoa cũng đầy nhánh và mùi hương bay ngát cả láng giềng. Năm ngoái tôi vào Sài Gòn mổ ruột dư gần một tháng. Ở nhà lũ nhỏ vẫn chăm sóc tử tế, thế mà nó rụng hết hoa, rồi lần lần héo cả lá. Đến lúc tôi về thì nó đã chết khô chẳng khác gì cây mận của anh! Nhưng cây mận của anh có phước hơn cây Bạch Ngọc Lan của tôi vì được anh viết lại tiểu sử.
Chao ơi! Người đời dù làm vương, tướng khi chết rồi thì mất, chớ mấy lăm người được sống mãi với văn chưong ?!!

Câu “sống mãi với văn chương” của ông bạn La Dung làm tôi nhớ đến cây cối trước miếu Khổng Phu Tử, cây bách trước đền thờ Vũ văn Hầu Gia Cát Lượng, cây tùng trước mộ Nhạc Vũ Mục, mà tôi đã được ngắm trong Hồng Lâu Mộng. Những cây này h thời loạn thì rụng hết lá, đứng trơ trụi như đã chết khô. Nhưng gặp lúc thái bình thì trở nên tốt tươi như được bón tưới cẩn thận. Người trong xứ nhìn vào cây thì biết được loạn hay bình. Đó là nhờ chúng đã hấp thụ được chính khí của những bậc vĩ nhân mà tr thành những vật linh ứng. Chúng giao cảm được với vũ trụ dễ dàng, nên thường là điều báo trước cho người đời biết  những gì sắp xy ra. Trước kia tôi không tin những điều sách chép. Nhưng từ khi cây mận tôi chết, tôi không dám nghi ngờ những điều gì tôi chưa được mắt thấy rõ ràng, mặc dù tôi không tin hẳn.

Cây mận tuy chết rồi, nhưng tôi cứ để đứng đó, không nỡ hạ. Mỗi ngày vỏ cây mi xạm lại rồi trổ màu xám tro. Cành khô và gãy lần lần. Tôi định để mãi đến lúc nào cây mục sẽ hạ, nhưng tháng 10 năm Tân Hợi (1971) mưa gió cứ tiếp nối nhau không ngớt, thân mận lung lay cả ngày đêm, tôi sợ gốc đã bị rỗng, rễ đã mục, nếu cây bị xô ngã thình lình thì sẽ có điều nguy hiểm. Khi trời tạnh mưa tôi thuê người cưa nhánh hết. Rồi ngày 27-10 âm lịch (tức 14-12-1971). Tôi cho hạ cây xuống.

Để giữ làm kỷ niệm, tôi lựa một nhánh còn chắc, cưa đem vào dựng nơi tủ sách chứa bản thảo nơi phòng văn.
Cây mận bị hạ rồi, sân vườn tôi trống rỗng và lòng tôi đôi lúc cũng trống rỗng như sân vườn.
Những buổi trưa nắng hanh, những đêm trăng sáng, tôi nằm trên võng nơi hiên bàng hoàng nhớ lại những chuyện đã qua thì mùi hương hoa mận, tiếng hót chim oanh... thường bay thoang thoảng theo từng cơn gió biển. Nỗi nhớ thương thường tràn ngập cả tâm hồn. Tôi có mấy vần thơ khiển muộn :

Tình Mận
Sân không còn bóng mận
Buồn ngập ánh trăng thanh
Bàng hoàng sân chợp mộng
Tình vọng lá ru oanh,
Võng trưa đưa ánh nắng vàng
Hoa xưa bén mộng mơ màng tuyết rơi
Tình xưa mây nước xa xôi
Tấc lòng thương nhớ là nơi tương phùng.

Đôi khi buồn không nén được, thì tôi đem nhánh mận khô ra nhìn ngắm như nhìn ngắm phiến ảnh của người thân. Người nhà thấy tôi yêu quí nhánh mận thì không ai dám đem lòng xem thường, xem khinh và thỉnh thoảng lo lau bụi và phủi mạng nhện.
Nếu lấy tuổi mà sắp thứ tự thì nhánh mận khô phải sắp đầu bảng kê gia bảo.
Nhưng vì nó mới vào quá khứ sau khi 2 tập Tô Văn Trung và Lữ Đường đã được “vinh thăng” làm bảo vật trong gia đình, nên đành phải ở “ngôi thứ ba" vậy.

*** 


PHIẾN TÊ GIÁC

Bảo vật thứ tư này là món quà lòng của ông bạn già Nguyễn Hiến Lê.
Nguyên tháng 7-1973, tôi bị bịnh Thanh quang nhãn, phải vào Sài Gòn để điều trị. Trị thuốc thấy không bớt, phải mổ và chịu mù con mắt trái.
Sau khi ra bệnh viện được vài tháng, tôi gặp một lương y đã từng chữa bệnh thanh quang nhản (glaucome). Vị lương y họ Cao, người Bắc Việt di cư, ở Bến Vân Đồn Sài Gòn, lương y bảo: Nếu có sừng tê giác pha với thuốc thì nhất định chữa sáng được con mắt bên trái và giữ vững được con mắt không bệnh của tôi. Tê giác lúc bây giờ tiệm thuốc Tàu có bán, song mỗi chỉ giá đến 2.000 đồng. Mỗi ngày tôi phải uống 1 thang thuốc có tê giác và phải uống ít nhất là vài tháng. Lúc ấy tôi chưa chạy ra tiền, nên chưa dám nghĩ đến việc uống thuốc. Về nhà tôi nhờ người đi tìm mua  tê giác vì nghe ở Bình Định, Khánh Hòa những nhà giàu trước kia thường mua tê giác để trong nhà chữa bệnh ban sưởi, thương hàn… nhưng tìm mãi không có. Các thân hữu xa gần nghe tin, ai nấy đều để ý tìm mua giùm.

Tê giác là sừng con tê ngưu tục gọi là tây ngưu.
Tê ngưu ở Việt Nam rất hiếm nhưng ở Phi Châu thì nhiều.
Thi Vũ ở Pháp nhân có người bạn sang Algerie, nhờ tìm mua hộ. Song người bạn không biết nơi nào bán đành về tay không.
Ông bạn Nguyễn Hiến Lê chợt nhớ lại khi xưa có thấy ông bác mình mua một sừng của một người Quảng.

Bác của Nguyễn quân là cụ Phương Sơn – rể chí sĩ Lương văn Can, trong Đông Kinh Nghĩa Thục. Khi Nghĩa Thục bị Pháp khủng bố, cụ Phương Sơn trốn vào Nam, định qua Xiêm, nhưng chưa gặp cơ hội tốt phải tạm ẩn náu ở trong Đồng Tháp Mười, trong lúc nằm chờ thời, cụ làm thuốc giúp đồng bào địa phương. Hằng năm các thầy đồ Quảng Nam, Quảng Ngãi vào Nam bán thuốc, nghe danh cụ ghé thăm ở chơi một hai ngày và hể có thuốc gì quí như tê giác, quế thanh, kỳ nam… thường để dành cho cụ. Cụ ở Đồng Tháp Mười mấy chục năm nhưng vẫn không gặp dịp xuất ngoại. Cụ qua đời, nhưng vẫn còn con cháu thừa kế. Nguyễn quân viết thư hỏi thăm người anh thúc bá, con trai cụ Phương Sơn xem sừng tê ngưu kia còn chăng, nếu còn thì cưa cho một khúc.
Sừng tê ngưu thời nào cũng vậy, là vật rất quí. Người có của không bao giờ cho đem ra khỏi nhà, những người có bệnh phải đến nhà xin mài ít nhiều để uống và chỉ được mài với nước hay rượu, chớ không được nạo, chặt hay cưa.
Thế mà khi được thư Nguyễn quân thì người anh liền cưa một khúc gởi đến tặng.

Được khúc tê giác Nguyễn quân liền thư cho tôi hay. Tôi cảm động hết sức. Tôi cho con trai tôi vào nhận đem đến Cao lương y để trù liệu việc bào chế thuốc. Lương y bảo không phải tê giác, ông nói:
- Tê giác chất trng và trong, khúc sừng này mà xám đen và đục, có lẽ là sừng con sơn ngưu.
Ông đưa ra một ít tê giác ông mua được và bào đã thành lát mng: trắng như n voi, giơ lên ánh nắng xem thấy có nhiều đường máu chạy dọc theo sớ sừng. Ông lật sách chỉ những lời giải thích:
-Tê giác có công dụng bổ hư hỏa và làm lành trở lại võng mạc (rétine) bị rách.

Rồi nói thêm:
- Để cho được chắc chắn, tôi sẽ đem đến người Tàu chuyên môn ở Chợ Lớn nhờ xem lại.
Trước khi nhận khúc sừng, ông đem cân thử thì nặng 78 grames, tức 18 chỉ. Người Tàu ở Chợ Lớn xác nhận là không phải sừng tê giác. Vì vậy Cao lương y hoàn lại khúc sừng cho tôi, chớ không dùng chế thuốc.

Khúc sừng này là tê giác hay sơn ngưu giác, đối với tôi vẫn là bảo vật. Tôi quí vật không ở giá trị vật chất hay công dụng của chúng, mà quí những ân tình, những hình ảnh chúng chứa đựng bên trong.

Nhìn vào khúc sừng của Nguyễn quân, tôi trông thấy không biết bao nhiêu vẻ đẹp ẩn hiện như khói trầm hương trong đêm vắng, như mây ráng buổi chiều thu. Những mái tóc bạc phất phơ, những gương mặt rắn rõi ửng thần,  và những thái độ hoặc hiên ngang hoặc nghiêm nghị, hoặc cương quyết hoặc khiêm cung của các nhà chí sĩ trong Đông Kinh Nghĩa Thục, mà cụ Phương Sơn chủ nhân ông của phiến sừng – là đại biểu, làm cho mắt tôi sáng lên và chí tôi hừng ấm. Khiến tôi nhớ lại bóng dáng của những bậc tiền bối mà tôi tôn thờ từ buổi thanh xuân… và những gì Nguyễn quân đã tặng cho tôi, từ một nét chữ ở trong thư, một câu văn trên báo chí, cho đến một nụ cười một bước đưa chân nơi biệt thự số 12/3/đường Kỳ Đồng Sài Gòn, đều in bóng nơi phiến sừng và chiếu rõ trong lòng tôi, mỗi khi tôi cầm đến, nghĩ đến.

Trong khi tôi đau mắt, ngoài vợ con tôi ra. Có hai người bạn lo cho tôi nhiều nhất:
Đó là Thi Vũ và Nguyễn Hiến Lê.
Báo tin cho Nguyễn quân tôi có mấy vần hí tác:

Duyên văn chương đương thắm
Thân già bổng đảo điên
Một đêm đầu nhức nhối
Suốt tháng bệnh triền miên
Thành nửa cụ Đồ Chiểu
Không hai chàng Vân Tiên
Trên đường hoa chỉ thoáng
Những bán diện thuyền quyên.

Trong lúc ấy ra đời hai tập thơ của tôi, tập Giọt Trăng và tập Tố Như Thi Trích Dịch, Một do Thi Vũ xuất bản ở Pháp, một do Am Tiêm ấn hành ở Việt Nam. Nhân đó Nguyễn quân viết một bài đăng ở tạp chí Bách Khoa số 401 ra ngày 15-12-1973 nhan đề là “Thi sĩ Quách Tấn hai tập thơ một chứng bệnh".
Bài văn ấy là một niềm an ủi, một thang thuốc bổ tinh thần, làm tăng khí lực tôi lên nhiều lắm. Nhiều ông bạn ở xa khi đọc bài của Nguyễn quân, mới hay tôi bị bệnh, kẻ thì gởi thư đến thăm, người thì khuyên nên dùng thuốc này, thuốc nọ. Cảm động nhất là tấm lòng hai ông bạn tôi chưa được quen biết là Đổ Trọng Lễ và Sơn Tùng.

Ông Đỗ Trọng Lễ là một Đông y sĩ ở Châu Đốc, ông Sơn Tùng là một độc giả của Bách Khoa. Đ tiên sinh viết gởi cho Bách Khoa bài “Đề nghị một phương  thuốc trị bệnh mắt cho thi sĩ Quách Tấn". Trước khi đăng bài ấy lên Bách Khoa (số 404 ngày 1-9-74) ông chủ nhiệm Bách Khoa Lê Ngộ Châu có chuyển bài cho tôi xem để tôi cho biết ý kiến. Tôi nhận thấy phương thuốc của Đ tiên sinh nếu được dùng ngay khi bệnh mới phát thì mắt tôi khỏi phải chịu tật một con. Tôi bèn sao lại bài văn và toa thuốc, giữ bản chính do tay Đỗ tiên sinh viết, để làm kỷ niệm và gởi bản sao vào cho Bách Khoa đăng hầu giúp cho những người ri vướng bệnh thanh quang nhãn cấp tính. Liền đó tôi nhận được thư của ông bạn Sơn Tùng, do Bách Khoa chuyển đến, bày cho tôi hai vị thuốc bình dân, rẻ tiền và đã cứu được nhiều người khỏi bệnh: Giá sống và khổ qua. Cứ ăn thường ngày, ăn càng nhiều càng tốt, giá thì ăn sống, khổ qua thì luộc hoặc nấu canh.
Bài văn của Nguyễn Hiến Lê chẳng khác một vòng sóng do đôi chân hồng của con thiên nga gây nên. Vòng sóng tình kia vừa nổi lên, trăm nghìn vòng sóng khác nối tiếp, mỗi lúc mỗi nhiều dần và rộng dần…

Trước tình cao quí của bạn xa gần, tôi không biết nói sao cho xiết lòng cảm kích, tôi bèn soạn một luật ngũ ngôn gởi tặng Nguyễn quân, và nhờ cho đăng lên Bách Khoa nếu có thể được - để tạm gọi là tạ ơn lòng bạn bốn phương:

ƠN LÒNG
Trống trải ngày đau ốm
Ơn lòng bạn bốn phương
Trang báo niềm an ủi
Hàng thư phương thuốc thang
Thanh thanh tình đọng mật
Trịu trịu nghĩa chia vàng
Ngước mắt nhìn mây thắm
Bối hồi gió tịch dương.

Bài hai tập thơ một chứng bệnh và phiến tê giác là hai mảnh tình - đúng hơn là một mảnh tình, mà bài văn là thần phiến tê giác là chất của Nguyễn quân tặng riêng tôi.
Nhưng nhà tôi nói:
- Tê giác là vật hiếm có, Bác Lê cho mình để mình chữa bệnh. Nay lương y không dùng chế thuốc được, mình nên hoàn lại cho Bác, chớ không nên lấy luôn.
Tôi cho lời nói của nhà tôi là phải.
Hôm thượng tuần tháng 9 dương lịch vừa qua, tôi thân hành mang phiến tê giác vào Sai Gòn, không phải để hoàn lại, mà để xin Nguyễn quân cho tôi được giữ lấy. Nguyễn quân hoan hỉ đáp:
- Được ông cứ giữ, khi nào cần tôi sẽ mượn lại.
Lời nói đẹp như tấm lòng.
Tôi mừng lắm, chẳng những mừng luôn luôn gần vật kỷ niệm mà còn mừng rằng lời nói gọn mà đầy đủ ý nghĩa kia làm cho nhà tôi yên tâm khi thấy tôi đem phiến tê giác kia tr lại.
Về Nha Trang tôi để phiến tê giác vào chiếc hộp đựng hai tập Tô Văn Trung và Lữ Đường Di Cảo cất trong tủ sách bên cạnh nhánh mận khô.

Tôi gọi bốn vật ấy là TRƯỜNG XUYÊN TỨ BỬU.
Và để cho con cháu sau này biết rõ giá trị bốn vật báu tôi để lại.Tôi viết rõ lai lịch chúng và những kỷ niệm chúng ấp ủ ở bên trong.

Viết tại số nhà 12 số mới (số cũ là 21) đường Bến Chợ Nha Trang
tiết Tiểu Tuyết năm Giáp Dần (1974)

Quách Tấn