Ký sự ảnh Quảng Trị - 08: DẤU XƯA


TRƯỜNG BỒ ĐỀ

Dù được công nhận là "di tích", sau khi hầu hết diện tích đã bị chiếm dụng chung quanh ngôi nhà loang lổ này, những gì còn lại của "Trường trung học tư thục Bồ Đề" trước kia đang bị bỏ phế và sử dụng sai các quy định về di tích.

Đường Trần Hưng Đạo (vẫn giữ tên đường cũ) nhìn ra từ một phòng học cũ.


 CẦU GA

Cây cầu sắt từ xưa vẫn nối liền đường sắt và đường bộ qua sông Thạch Hãn. Bên cạnh cây cầu này đã có cầu bê tông rộng rãi cho mọi loại phương tiện giao thông đường bộ.

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

Góc tây nam thành cổ Quảng Trị.

Đường dọc bờ hào phía tây, ngang qua cửa hữu ngày xưa.

Đường Lý Thái Tổ, cạnh bờ hào phía nam, trước cửa tiền thành cổ.

Đêm trăng hạ tuần.

Mời xem thêm: "Thành cổ Quảng Trị"


GIẾNG ĐÁ CỔ Ở GIO AN

Xã Gio An (huyện Gio Linh) có 16 giếng đã cổ, là di sản của nền văn minh xếp đá do người Chăm tạo tác từ cuối thế kỷ XII; các di tích nằm trong 6/8 thôn của Gio An nằm dọc dài 2 km hai bên tỉnh lộ 75.
Các giếng đá này vừa là nguồn nước sinh hoạt (ăn uống, tăm giặt...) của người dân, vừa là nguồn nước tưới ruộng rau liệt (xà lách xoong) đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân. Điều độc đáo là mạch nước trong veo tràn chảy liên tục quanh năm và tự điều tiết nhiệt độ theo từng mùa (mùa đông nước ấm, mùa hè nước mát).


Giếng Gái, trong cụm ba giếng cổ ở thôn Hảo Sơn. 

Giếng Đào ở thôn An Nha
Giếng Ông ở thôn Hảo Sơn có mạch nước mạnh và trong, hiện vẫn được sử dụng.