Ký sự ảnh Quảng Trị - 06: SÔNG NƯỚC


Trằm Trà Lộc

Hồ Khe Chè

Hồ Khe Chè ở Diên Sanh


sông Bến Hải

Cầu Hiền Lương qua sông Bến Hải, từ tả ngạn nhìn sang bờ Nam.

Sông Bến Hải, nhìn từ bờ Bắc, đoạn đi qua chợ Do

Hạ lưu sông Bến Hải, bên kia sông là Gio Linh

sông Hiếu

Sông Hiếu nhìn từ làng Điếu Ngao


Bến đò chợ Đông Hà

Cầu treo Cam Lộ


Sông Hiếu, xa xa là chợ và cầu Đông Hà trên quốc lộ 1

sông Vĩnh Định

Sông Vĩnh Định, nhìn từ cầu Rì Rì


Sông Vĩnh Định, nhìn từ cầu Sãi.

Sông Vĩnh Định đoạn qua làng Ngô Xá, xã Triệu Trung, Triệu Phong.

sông Ô Lâu

Mời xem thêm: "Ô Lâu còn đó câu hò"
Vớt rong trên sông Ô Giang (sông đào phụ lưu sông Ô Lâu) đoạn ngã ba sông cạnh cồn Chợ Câu Nhi

Dọc hai bên bờ Ô Lâu có những bến sông rất thơ mộng
Sông Ô Lâu, nhìn từ đình làng Lương Điền

Bên kia sông là làng Phước Tích, một phần của đất Hải Lăng (Quảng Trị) thời xa xưa, nay thuộc về Thừa Thiên-Huế
Hình ảnh quen thuộc thường ngày ở những bến sông

Xa xa là dãy Trường Sơn
Đánh cá trên sông Ô Lâu

Sông Ô Lâu, đoạn qua Vân Trình, gần ra phá Tam Giang

sông Thạch Hãn


Thượng nguồn sông Thạch Hãn, ngọn núi xa xa nổi bật trên nền trời là núi Mai Lĩnh.

Sông Dakrông, thượng nguồn của Thạch Hãn.

Bến đò Đá Nổi xưa là điểm đến nổi tiếng trên thủy lộ của dân thương hồ mua bán hàng hóa từ cảng Bao Vinh, kinh đô Huế ra Quảng Trị và mua lâm thổ sản chở về miền xuôi. Bến đò Đá Nổi nức tiếng xa xưa nay đã cạn khô vào mùa tháng 7. Đoạn sông này được gọi là sông Ba Lòng.

Từ đập Trấm ngược lên thượng nguồn chừng 30 phút đi đò máy, đoạn sông này được gọi là Thác Mệ (từ xưa, có nhiều ghềnh đá nằm giữa sông ngan dòng chảy, gây khó khăn cho thuyền bè qua lại); nay sông không còn là thủy lộ lưu thông quan trọng như xưa nữa dù những ghềnh đá đã  được phá dỡ.
Do bị thủy điện Dăk Rông chặn dòng, vùng thượng nguồn Thạch Hãn cạn dòng; bên dưới thì đập Trấm ngăn sông, nắn dòng chảy qua kênh thủy lợi nên đoạn từ Ba Lòng về đến Trấm, mặt nước sông phẳng lì như mặt hồ, các nguồn lợi về thủy sản cũng trở nên nghèo nàn.


Phong cảnh ven sông đoạn giáp địa phận Cam Lộ, Hướng Hóa (nay thuộc Dăkrông) rất ngoạn mục.

Về mùa khô, thuyền lớn chỉ lên đến Thác Mệ là bị mắc cạn, không thể tiến lên gần Ba Lòng được.
Về mùa khô, mặt sông phẳng lặng chỉ gơn sóng khi thuyền đi qua. Phong cảnh nên thơ như tranh thủy mặc.
Phía trên đập Trấm, dòng chảy được khai thông (rẽ trái) đưa nước vào kênh đào, tưới cho diện tích ruộng khá lớn của huyện Triệu Phong và một phần của Hải Lăng giúp cho sản xuất nông nghiệp địa phương thay đổi rất nhiều.

Nhánh dẫn nước vào kênh đào tưới cho đồng ruộng Triệu Phong và một phần Hải Lăng

Đập Trấm vào mùa khô




Đoạn  sông Thạch Hãn ngang qua thị xã Quảng Trị

Đoạn  sông Thạch Hãn ngang qua thị xã Quảng Trị

Đoạn  sông Thạch Hãn ngang qua thị xã Quảng Trị

Đoạn  sông Thạch Hãn ngang qua thị xã Quảng Trị
Bên kia sông, đoạn bờ có kè đá là chùa Long An (trước 1972, thường gọi là chùa Sư Nữ),  thuộc địa phận làng Xuân An, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong.

Ngã ba sông Vĩnh Định.
Làng Giang Hến (còn gọi Phương Hến), bên tả ngạn sông Thạch Hãn, giáp làng Ái Tử.

Qua khỏi Cổ Thành, Hậu Kiên một đoạn, sông rẽ trái qua hướng tây rồi uốn lại về hướng bắc trước khi chảy qua cầu Đại Lộc, cầu phao Gia Độ để hòa vào sông Hiếu trước khi ra biển ở cửa Việt. Trong ảnh, đoạn uốn quanh này gây ra xói lở ở bờ sông đi qua làng Tiền Kiên.
Cầu phao qua sông Thạch Hãn, nối liền làng Gia Độ (Triệu Độ) với thành phố Đông Hà.