- Phương Hà
Đã ba năm làm
lính rồi ba năm làm phóng viên chiến trường Trị-Thiên-Huế, tôi tự cho mình là
thông thuộc mọi con đường giữa rừng già mênh mông, kéo dài từ rừng thông đặc
chủng giáp Quảng Nam đến thượng nguồn sông Bến Hải - nơi thời đó, trên danh
nghĩa vẫn là giới tuyến hai miền Bắc-Nam. Vì thế, ít khi tôi bám giao liên để
đến các đơn vị quân chủ lực hay xuống đồng bằng viết về chiến tranh du kích.
Sắp đến Tết Mậu Thân, tôi được cấp trên phái ra tỉnh đội Quảng Trị để chuẩn bị
nhận một nhiệm vụ mới. Cũng như mọi lần, tôi lại ra đi một mình.
Đường Trường
Sơn trăm ngả nhưng luôn có một trục chính - một lối mòn khác hẳn bởi nhiều bàn
chân vào ra hơn các lối mòn khác. Sau một ngày leo dốc, vượt suối giữa mù mịt
mưa bụi, sắp chạng vạng, tôi dừng lại sát mé một con suối nước không sâu nhưng
khá rộng, đây đó còn nguyên dấu vết của những người đến trước với tro than giữa
các hòn đá đầu trọc, với cọc phụ mắc võng mà dây rừng buộc còn ứa nhựa.
Nấu một ăng-gô cơm, ăn một nửa, nửa để dành sáng mai rồi tôi nằm dài trên chiếc võng che tăng thật thấp để tránh mưa hắt. Rừng đêm luôn xao động bởi tiếng vượn hú, tiếng đại bác địch nổ ì ùm đâu đó nhưng chẳng mấy chốc tôi không còn biết trời đất gì nữa. Khi choàng tỉnh, tôi lơ mơ thấy mình bị lắc lư thật mạnh, chiếc võng dồi lên, dập xuống liên hồi. Biết đã gặp lũ, tôi nhảy khỏi võng, trước khi thoát lên bờ, cố tìm ba lô, khẩu súng, ruột tượng gạo nhưng tất cả đã bị dòng lũ cuốn phăng.
Nấu một ăng-gô cơm, ăn một nửa, nửa để dành sáng mai rồi tôi nằm dài trên chiếc võng che tăng thật thấp để tránh mưa hắt. Rừng đêm luôn xao động bởi tiếng vượn hú, tiếng đại bác địch nổ ì ùm đâu đó nhưng chẳng mấy chốc tôi không còn biết trời đất gì nữa. Khi choàng tỉnh, tôi lơ mơ thấy mình bị lắc lư thật mạnh, chiếc võng dồi lên, dập xuống liên hồi. Biết đã gặp lũ, tôi nhảy khỏi võng, trước khi thoát lên bờ, cố tìm ba lô, khẩu súng, ruột tượng gạo nhưng tất cả đã bị dòng lũ cuốn phăng.
Cũng may là trời sắp sáng nên tôi
không bị chết cóng giữa đêm đông mịt mù. Không vượt được suối ngay chỗ suýt nữa
bị lũ cuốn, mà đợi nước rút thì không biết đến bao giờ, tôi quyết định đi ngược
lên tìm một sợi dây leo hay thân cây nào đổ ngang khả dĩ dùng làm cầu. Mưa càng
lớn, tôi càng thất vọng rẽ rừng mà đi.
Càng đi, càng nhủ thầm không được hoảng
loạn để khỏi mất phương hướng, nhưng rồi chợt nhận ra là mình đã bị lạc. Mùa
đông năm 1965, tôi đã lạc 7 ngày ở rừng đường 9 sau trận đánh vào cứ điểm km
41, nhưng lúc ấy còn súng, còn cái bật lửa Zippo. Với người lính, bấy nhiêu là
đủ phương tiện sống hàng tháng giữa rừng. Bấy giờ, ngoài bộ đồ ròng ròng nước,
tôi không còn một thứ gì trên người…
Sau hai ngày, hai đêm bị vây hãm
giữa rừng đại ngàn, tôi đã được cứu thoát. Được lay gọi, tôi lơ mơ nghe mơn
man, ấm áp bàn tay của ai đặt lên ngực, sờ lên mặt. Trước mắt tôi là một cô gái
non choẹt, tóc thắt bím. Một giọng Bắc nhẹ nhàng:
- Anh gì ơi, anh sắp chết rét rồi.
Tôi chưa kịp mở miệng, cô gái đã
vồn vã:
- Gặp được một người đàn ông bây
giờ, em mừng quá!
Nhìn dáng vẻ cô gái, tôi biết là
một thanh niên xung phong:
- Em cũng bị lạc à?
- Anh nói gở. Đơn vị em đóng ngay
đây. Anh vào đi, chúng em đang rất cần anh.
Thì ra, tôi đã ngủ thiếp đi kế
cận lán trại của một đơn vị nữ thanh niên xung phong.
Trời đã hanh nắng - cái hanh nắng
rất hiếm hoi giữa mùa mưa rừng Trị-Thiên. Khu rừng sáng bừng lên không rõ do
mặt trời yếu ớt lâu lâu ló dạng hay do đồ lót con gái phơi trắng dưới các tầng
lá. Theo ân nhân về lán, tôi ngạc nhiên không hiểu sao, cả chục cô gái đang
cuốn cầu vồng, giật nẩy trên sạp tre. Cô gái trẻ măng bảo:
- Anh giúp em việc này xong, em sẽ
đưa áo quần anh thay. Khổ quá, các chị đang lên cơn.
- Cơn gì?
- Cà-hước. Em nghe bảo thế. Thôi,
anh giúp em đã.
An nhân kéo tôi đến bên một cô
gái, có vẻ bị nặng nhất, đang vật vã, răng nghiến chặt, người cứ cong lên như
bị bệnh uốn ván.
- Anh sờ vào đây, sờ lâu lâu một
chút - vừa nói cô gái vừa nắm tay tôi để lên ngực, lên đùi người bệnh. Một cảm
giác ấm nóng, những cảm nhận mịn màng chạy khắp cơ thể tôi. Chưa tròn 23 tuổi,
lần đầu tiên được đặt tay lên những vùng nhạy cảm của người khác phái, tim tôi
đập liên hồi, máu dồn nóng bằng mặt. Cô gái vẫn chưa tỉnh, ân nhân của tôi lần
giở hàng cúc áo, ấn tay tôi vào hai bầu vú căng tròn…
Cô gái mở bừng mắt, ối lên một
tiếng, quay nghiêng nhưng rồi chợt vùng dậy, ôm choàng lấy cổ tôi, riết chặt.
Lần lượt tôi đã “chữa” cho mấy chục thanh niên xung phong dịu hẳn cơn cà-hước.
Cô gái đầu tiên được “chữa bệnh”
là chính trị viên đơn vị thanh niên xung phong và cũng chính cô đã dành cho tôi
bộ quần áo mới nhất - bộ quân phục màu cỏ úa Quân giải phóng.
Ngay khi các cô gái lần lượt dứt
cơn, bẽn lẽn mỗi người làm mỗi việc, tôi đã lân la tìm ân nhân của mình. Cô tên
là Tâm, đang giặt hộ tôi bộ áo quần giữa dòng suối đã bớt đục.
- Tâm này, anh nghe nói đến căn
bệnh cà-hước từ ngày mới vào chiến trường nhưng lần đầu được chứng kiến…
- Em cũng mới được bổ sung về đơn
vị kho tàng này có mấy tháng, thấy các chị lên cơn, em sợ quá! Có lần em đi gùi
gạo ở binh trạm, kể cho các chú cán bộ nghe, các chú ấy bảo, cứ có bàn tay đàn
ông là các chị ấy hết bệnh. Và em gặp anh, nhờ anh, may quá!
- Nhưng nếu không có đàn ông ?…
- Lên cơn, chỉ sợ các chị ấy cắn
lưỡi, còn không, vài tiếng đồng hồ sau sẽ tỉnh, nhưng mệt mỏi lắm. Mà anh ạ,
căn bệnh này nó lây hay sao ấy. Cứ một chị lên, lần lượt các chị khác cũng bị.
Chỉ có mấy đứa chưa đến 18 như em là không sao.
- Nhưng mà vì sao lại bị lên cơn,
em biết không?
- Em nghe nói, con gái sống lâu
giữa rừng, thiếu đàn ông hay không được tiếp xúc với con trai là bị cà-hước.
Hầu hết các chị của đơn vị em ở rừng đã ba năm, chuyên giữ một kho gạo và muối,
giữ đến gạo bị mục mà không thấy ai đến lấy. Em cũng nghe bảo đó là gạo chiến
lược, nó quý đến nỗi như các chị kể, năm ngoái, đói hàng tháng trời, phải ăn
môn thục, trái gùi vẫn không được đụng đến hạt gạo dự trữ.
Tối đến chúng tôi quây quần bên
đống lửa liên hoan “mừng chàng trai từ trên trời rơi xuống” bằng món canh cua
đá nấu lá me suối và tráng miệng bằng nồi chè đường táng gạo tẻ. Tôi được đội
trưởng chỉ định ngồi với nhóm này một lúc, nhóm khác một lát. Nhiều cô táo tợn
ngả vào lòng tôi, nắm tay tôi để lên người. Tôi là của tất cả các cô, tôi lại
được tất cả, từ hương thơm mái tóc quyện nồng vòm lá đến ấm nóng làn da mơn mởn
hồng, nhưng trên hết là nỗi khao khát tình cảm mà tôi được hưởng.
Đêm đến, lại mưa phùn, gió bấc.
Chuyện trò thì không bao giờ hết nhưng đã đến lúc phải đi ngủ. Tôi không còn
chủ động được mình, mặc cho sự sai khiến của đội trưởng. Ai nỡ tìm cách thoát
khỏi vòng vây con gái… Tôi được dành cho chiếc võng mắc chéo qua hai dãy sạp
tre, ngang tầm những tấm thân trinh bạch đang trăn trở trong những chiếc chăn
đơn. Ngập trong hạnh phúc bất ngờ mà chiến tranh đã dành cho mình, tôi ngủ lúc
nào không hay. Lại nghe lơ mơ, mơn man ấm áp một bàn tay, nhưng lần này thì
không tiếng nói, chỉ tí tách từ lá rừng những giọt mưa. Bàn tay ấy đỡ tôi dậy,
kéo tôi ra khỏi lán, dẫn tôi đi sâu vào rừng theo những đốm sáng lân tinh mà
loài vi khuẩn nào đó tạo ra trên thân cây gỗ mục. Tôi đã nhận ra cô gái chính
trị viên…
Thêm hai ngày, hai đêm nữa được
sống trong sự chiều chuộng, vuốt ve, tôi sực nhớ đến lúc phải có mặt ở Bộ Tư
lệnh tiền phương đang đóng ở ngã ba Tâm Bình, gần thượng nguồn sông Thạch Hãn
để nhận nhiệm vụ viết về Tết chiến tranh mà tôi không ngờ đó là Tết Mậu Thân
cực kỳ quan trọng… Đơn vị nài nỉ tôi ở lại nhưng chính trị viên lặng lẽ vừa
khóc vừa chuẩn bị hành trang để tôi lên đường. Đội trưởng cử cô gái trẻ nhất,
đẹp nhất - ân nhân của tôi tiễn tôi một quãng đường. Em lại nói trong nước mắt:
“Anh đi, các chị lại bị cà-hước…”
Đã suýt soát hai mươi năm sau
chiến tranh, tôi không gặp lại một ai trong đơn vị nữ thanh niên xung phong ấy,
nhưng về căn bệnh cà-hước thì tôi đã được biết. Cái từ cà-hước là từ địa phương
đồng nghĩa với tên loại bệnh Hystérie do bị ức chế thần kinh khi không có sự
cân bằng âm dương, nhất là các cô gái ngoài hai mươi phải sống lâu ngày giữa
thế giới toàn đàn bà. Đó là một căn bệnh lây về mặt tâm thần nhưng không tổn
thương não, không cần bất cứ loại thuốc chữa trị nào, ngoại trừ sự hiện diện
của đàn ông.
Doanh Nghiệp Xuân Ất Hợi (1995)