- Chu Vương Miện
Ảnh: Mai Lĩnh |
Chúng tôi trích dẫn một ít tài liệu trong các sách
có liên quan đến Hàn San:
1/ Hàn San Tử là thi nhân thời danh thời Trung Đường
và cũng là vị tăng lữ sống vào thời Trinh Quan, thường được gọi là Quốc Thanh
tam ẩn. Ngài cư trú ở núi Hàn Nhai, huyện Đường Hưng, Thiên Thai (nay là Thiên
Thai Chiết Giang) thường đến chùa Quốc Thanh thăm bạn là thi tăng Thập Đắc.
2/ Hàn San là tên một ngôi chùa danh tiếng ở ngoại
thành Cô Tô; (Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự).
3/ Hàn San là hiệu của vị cao tăng đời nhà Đường ẩn
tu trong một hang núi có tuyết lạnh (tức là ngài Văn Thù bồ tát).
(Trích Thành
ngữ điển tích Danh nhân từ điển của Trịnh Văn Thanh, trang 402, cuốn 1).
4/ Hàn Sơn hay Hàn San là tên ngôi chùa ở Cô Tô phía
tây Phong Kiều, huyện Ngô. Chùa có tên ấy vì đời Đường là nơi cư trú của hai
nhà sư Hàn San và Thập Đắc. Chùa thấp nhỏ bình thường, sau vườn có gác chuông,
gần đây trong chùa dựng tấm bia khắc bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của thi nhân
Trương Kế do Khang Hữu Vi đời Thanh viết, chữ to ba bốn tấc.
(Trích Đường
Thi tuyển dịch của Lê Nguyên Lưu, trang 1679).
5/Hàn San Tự , theo tương truyền khi chùa mới lập có
hai vị cao tăng mồ côi tu tại chùa tên là Hàn San và Thập Đắc , hai người rất
thương yêu nhau như anh em ruột và dân chúng lấy tên một trong hai vị sư này để
đặt tên ngôi chùa có từ thời vua Đường Huyền Tôn trước năm 756 rất xa .
(Ký
sự du lịch Trung Quốc của
Trịnh Hảo Tâm,
trang 348).
Thực tế chùa Hàn San được xây từ năm 502, tên cũ là Diệu Lợi Phổ
Minh tháp viện, đến thời nhà Đường được gọi là Hàn
San Tự. Đến
thời Bắc
Tống Thái Bình Hưng Quốc (976-984), Tiết Độ sứ Trung Ngôn
Tôn Thừa Hữu xây Phật tháp
bẩy tầng. Thời vua Tống Nhân Tôn (1056-1063) chùa được trùng tu đẹp
hơn. Đến triều nhà Thanh, đời vua Hàm Phong năm thứ 10 (1860), chùa bị hư hại, điêu tàn vì chiến
tranh trong
một thời gian khá dài mãi,
đến năm 1910 mới được tu sửa lại, to đẹp
hơn xưa và có tên Hàn San Tự trở lại.
Giang Thôn kiều, bên hông chùa Hàn San. Ảnh: Mai Lĩnh |
(Ký
sự du lịch Trung Quốc của
Trịnh Hảo Tâm,
trang 348).
Về cách đọc bài thơ phong kiều dạ
bạc
Thơ
thì có nhiều cách đọc và nhiều cách dịch, tuy nhiên trước khi đi vào nội dung
bài thơ nổi danh của thi hào Trương Kế chúng tôi xin đi ra ngoài lề một chút. Chữ Hán thường không phân
biệt danh từ chung và danh từ riêng và cũng không viết Hoa, Hàn San được hiểu
là sư Hàn San cũng được mà nghĩ là chùa
trên núi lạnh
cũng được. Ngoài ra tiếng phổ thông
(toàn quốc) và tiếng địa
phương,
âm đọc đôi khi giống nhau,
nhưng nghĩa lại có khi khác nhau.
Ví
dụ:
Khi
Vương
An Thạch (lúc
chưa làm tể tướng)
đi chấm thi (thi
Hương) ở Hàng Châu, ông
gặp một bài phú
rất hay, nhưng
trong bài phú
này có hai câu làm ông không khó nghĩ:
Minh
nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm.
Dịch
nghĩa: Trăng
sáng gáy đầu núi / Chó
vàng nằm trong lòng hoa.
Ông
lấy bút ghi lại hai câu thơ này và sửa lại ra ngoài tờ giấy của ông như sau:
Minh
nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa âm.
Dịch
nghĩa: Trăng
sáng chiếu đầu núi / Chó vàng nằm dưới bóng hoa.
Sửa
xong,
Vương An Thạch thấy câu thơ
tầm thường nên
đánh rớt người khóa sinh làm bài
đó. Sau vài năm thì ông mới hiểu
ra rằng, theo người
Hàng Châu thì Minh Nguyệt là tên một loài
chim và Hoàng Khuyển là một loại sâu nhỏ (thường nằm cuộn tròn trong lòng
bông hoa).
Trở
lại bài thơ Phong
Kiều Dạ Bạc của Trương Kế, chúng tôi không bàn chi
cho dài dòng,
chỉ tóm tắt một bài biên
khảo đăng trong tạp chí
Kiến Thức Ngày Nay,
hình như ấn hành vào thập niên 90. Bài
viết này tường thuật một giáo sư học giả người Nhật sang tận nơi (chùa Hàn San ở Tô Châu) để tìm hiểu bài thơ đó và hỏi rất kỹ về cách đọc làm sao cho đúng, thì được nhà sư trụ trì
giải thích như sau:
Nguyên
tác bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc
của Trương Kế.
Giang
phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô
Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Bài
thơ này đọc theo âm Quan Thoại
Yùe
lóa ù thỉ xuân mãn thện
Chiên
phong ýu fò túi sầu mển
Củ
tô sấn oải Hàn San xứ
Dé
bán chung sâng táo khớ soàn.
Giải thích:
Câu
1: Nguyệt lạc ô đề sương mãn
thiên.
Ngắt
câu như sau: nguyệt, lạc Ô
Đề,
sương mãn thiên.
Nghĩa:
trăng lặn về thôn Ô Đề, sương đầy trời.
Câu
2: Giang phong ngư hỏa đối sầu
miên.
Nghĩa:
cây cầu, lửa chài đối diện với ngọn núi Sầu Miên (Sầu Miên Sơn).
câu thứ 3 và câu thứ 4 hiểu theo như cũ.
Cũng
theo ý của sư trụ trì,
bài thơ bất hủ
của thi hào Trương Kế chỉ là bài thơ tả
cảnh sông nước. Trước
mặt chùa Hàn San là núi Sầu Miên và bên cạnh chùa là cây cầu Phong Kiều, bên kia con lạch là thôn
Ô Đề. Chỉ có vậy!
(tài
liệu tham khảo thêm Trung Quốc ký sự tập 4,
cuốn 1, bộ
3 cuốn)
Phụ lục
Hàn San thi uyển
Những
bài thơ này được trích từ web [Chim
Việt Cành Nam] do nữ sĩ
Quỳnh Chi phỏng dịch một số bài thơ của cao tăng Hàn San.
Theo
sách Nhật
thì như
sau: Cao
tăng Hàn San tu ở núi Thiên Đài,
những bài thơ này trích trong Hàn San Thập Đắc của soạn giả Kusomoto Bunyu (người Nhật) của nhà xuất bản
Kodunsha xuất bản năm 1995 (Hàn
San thi uyển).
Nhân
vấn hàn san đạo
Nhân
vấn Hàn
San đạo
Hàn
San lộ bất thông
Hạ
thiên băng vị thích
Nhất
xuất vụ mông mông
Tự
ngã hà đo giới
Dữ
ngã tâm bất đồng
Quân
tâm nhược tự ngã
Hoàn
đắc đáo kỳ trung.
Người
hỏi đường tới hàn san
Hỏi
thăm đường đến Hàn San
Làm
chi có lối mà mong hỏi tìm
Giữa
hè băng tuyết chẳng tan
Mặt
trời lên vẫn tỏa sương mịt mù
Đừng
toan theo gót chân ta
Lòng
người khác với lòng ta chẳng cùng
Ngày
nao đến được hàn san
Là
khi người đã một lòng cùng ta.
Quỳnh
Chi phỏng dịch (Chim
Việt số 28 ra ngày 01/9/2007)
Đăng
trắc Hàn
San đạo
Hàn
San đạo bất cùng
Khê
trường thạch lỗi lỗi
Giản
khoát thảo mông mông
Đài
hoạt phi quan vũ
Tùng
minh bất giả phong
Thủy
năng diêu thế lụy
Cộng
tỏa bạch vân trung.
Bài
thứ ba mươi hai
Trèo
lên đường núi lạnh căm
Đèo
cao đường núi cây quanh chẳng cùng
Đá
chừng róc rch suối tuôn
Cỏ
lan dưới lũng sương lam mịt mờ
Rêu
trơn chẳng phải vì mưa
Dù
cho gió lặng thông già vẫn reo
Lụy
trần ai chẳng mang theo
Trong mây tìm đến vui vầy cùng ta.
Quỳnh
Chi phỏng dịch.
(Chim
Việt số 29 ra ngày 02/12/2007)
Kỳ
tam thập ngũ
Yểu
yểu hàn san đạo
Lạc
lạc lãnh giải tân
Thu
thu thường hữu điểu
Tịch
tịch canh vô nhân
Tích
tích phong xuy điện
Phân
phân tuyết tích thân
Triều
triều bất kiến nhật
Tuế
tuế bất tri xuân.
Bài
thứ ba mươi lăm
Đường
lên núi lạnh mịt mờ
Cheo
leo ghềnh đá bên bờ suối tuôn
Tiếng
chim rừng vẳng xa xăm
Tịch
liêu cảnh vắng đường không bóng người
Gió
lùa rát mặt khô môi
Tuyết
rơi la tả trên vai đong đầy
Sáng
ra chẳng thấy mặt trời
Xuân về đâu để tháng ngày dần qua.
Quỳnh Chi phỏng dịch (Chim Việt số 29 ra ngày 02/12/2007)
Sau khi rời khỏi Tô Châu (Cô Tô) cao tăng Hàn San về tu ở
núi Thiên Thai (Đài) thuộc tỉnh Chiết Giang. Thiền sư có làm nhiều bài thơ trong Hàn San Thập Đắc
thi uyển và đó chính là
mấu chốt dễ khiến
người đọc và người dịch thơ Đường mắc phải nhầm lẫn.
Ngôi
chùa được mang tên Hàn San [tự] tọa lạc tại thành Cô Tô cũ (Tô Châu) là một vùng đất bằng phẳng, có sông rạch, có cầu và có núi (Sầu Miên), có thôn Ô Đề nhưng những
bài thơ trong Hàn San thi uyển thì thiền sư Hàn San hay nhắc tới (Nhân vấn Hàn San đạo) hoặc Đắng trắc Hàn San đạo, hoặc Yểu yểu Hàn San đạo, có nghĩa là nơi này
toàn là đường núi tuyết lạnh
căm không có dấu chân người, mặt trời lên mà sương núi vẫn mờ mịt.
Đọc thoáng qua hoặc chỉ căn cứ vào một vài bài thơ lẻ
của thiền sư Hàn San để
chuyển dịch ra tiếng Việt thì thường hay bị
lẫn lộn giữa chùa Hàn San [ở Cô Tô] và thiền sư Hàn San ở núi Thiên Thai (Đài) nên nhân vấn
hàn san đạo
chúng tôi chuyển dịch thành hỏi thăm đường
tới nơi cư ngụ của thiền sư Hàn san.