- Chu Vương Miện
Kỳ 1: Hàn San Tự và Hàn San Tử.
Bài thơ Phong kiều Dạ Bạc của Trương Kế ra đời từ thế kỷ
thứ IX, thời nhà Trung Đường, đến nay tròm trèm 12 thế kỷ, đã có nhiều giai thoại
văn chương, nhiều ý kiến của các học giả Trung Quốc và Việt Nam bàn luận. Ngày
trước thì bài thơ được cắt nghĩa và hiểu ngắn gọn như thế này; nhưng vài trăm
năm sau thì lại được cắt nghĩa và hiểu theo nghĩa khác, rồi mới đây lại được giải
nghĩa theo cách khác nữa… Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những giả thuyết, còn
chuyện ai đúng hoặc ai sai thì giờ này cũng chưa có gì khẳng định rõ ràng.
Xin được ghi ra đây bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc
Giang phong
ngư hoả đối Sầu Miên
Cô Tô thành
ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Vấn đề đặt ra chỉ
có hai từ “Ô Đề” và “Sầu Miên” thì có thảo luận, trao đổi, tranh cãi, ngoài ra
thì cũng vẫn y như cũ.
- Từ xưa cho đến
trước năm 1945, qua bản dịch của cụ Tản Đà, hai câu thơ đầu được dịch là “Trăng
tà tiếng quạ kêu sương, lửa chài cây bến sầu riêng giấc hồ”, danh từ “ô đề” được chuyển dịch là “tiếng quạ kêu” và
“sầu miên” là “giấc hồ”.
- Sau năm 1954, qua sự tham khảo tại chỗ của học giả, giáo sư Nhật Bản và tân học giả Trung
Quốc thì được hiểu như sau:
Ngày xưa Ô Đề chỉ
là tiếng kêu của con quạ và Sầu Miên là một giấc mơ thì bây giờ trở thành tên
thôn Ô Đề và núi Sầu Miên. Xin được ghi lại cho rõ nghiã qua tác phẩm “Ký Sự Du
Lịch Trung Quốc”của tác giả Trịnh Hảo Tâm và “8 ngày ở Trung Quốc” cuả tác giả
Thái Quốc Mưu, thì vị trí cuả chùa Hàn San tọa lạc ngay thị trấn Cầu Phong (tức
Phong Kiều) thuộc thành Cô Tô, Tô Châu,
Giang Tô cũ; thị trấn này nằm trên đất liền ở giữa hai nhánh sông đào của kinh
Đại Vận Hà (kinh này dài trên ngàn dậm nối từ Hoàng Hà đến Dương tử Giang), bên
phải là cây cầu Phong kiều, đi qua cây cầu này là dẫy cây phong, rồi đến thành
Cô Tô của nước Ngô (Ngô Phù Sai) đi tiếp khoảng 5 dậm nữa là phố Tô Châu, còn
phiá bên trái là qua Giang Thôn kiều, qua cầu này đến một thôn trang gọi là
Thôn Kiều (ngày xưa có lẽ là Thôn Ô Đề chăng?).
- Trong một bài có
tính cách tổng hợp bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc (của một tác giả tôi quên mất
tên đăng trên nguyệt san văn học Khởi Hành của thi sĩ Viên Linh) có chụp mấy
chiếc hình cây cầu và nữ thi sĩ Thu Nhi đứng trên cây cầu, ngay thành cầu Phong
Kiều, có nội dung tóm tắt như sau:
Bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế quá tuyệt vời, vì ngưỡng mộ tiên sinh nên người đời
sau dùng từ Ô Đề - vốn nghĩa là tiếng quạ kêu - mang đặt tên cho cái xóm bên
kia cầu Giang Kiều là xóm Ô Đề (đại loại như ở Lâm An có xóm Ngưu Gia Thôn) và
giấc “sầu miên” thành ra ngọn núi mang tên Sầu Miên. Câu sau này không chuẩn,
vì nếu tính từ chùa Hàn San là trọng tâm, trong vòng bán kính 50 dặm (gần 100
cây số) không có một ngọn núi nào cả!
Nhìn vào bản đồ
Trung Quốc, Hàn San Tự thuộc Cô Tô, ngoại thành Tô Châu, thuộc tỉnh Giang Tô (vốn
là Nam Kinh, xưa kia là kinh đô nước Ngô Việt), còn Hàng Châu thuộc tỉnh Triết
Giang (Chiết Giang) ở dưới là vùng đất thuộc nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn.
Ở giữa hai tỉnh này về phía Tây là tỉnh An Huy và Giang Tây, vốn là đất của nước
Sở xưa.
***
Bây giờ xin bàn
thêm một chút về chữ Tàu, tiếng Tàu; không dám lạm bàn sâu vì người viết (CVM)
không có chuyên môn và tuyệt đối cũng không dám bàn sâu về chuyện dịch thơ Đường.
Người Hán chỉ chiếm đa số ở Trung Quốc, ngoài ra còn có người Hồi, người Tạng, người
Mông, người Mãn... Ngay người Hán cũng chia ra là người Quảng, người Tiều, người
Hẹ... Trước thời nhà Tần, biên giới của người Hán chỉ giới hạn ở bên này và bên
kia sông Hoàng Hà. Người Hán gọi “hà” là sông; trồng lúa mì, cao lương trên đồi
khô, đất cao, gọi con bò là “hoàng ngưu”; giã lúa mì ra bột làm bánh ăn gọi là
bánh bao, giò cháo quẩy... Sau đó dân Hán phát triển, sinh sôi nẩy nở chiếm đất
về phương nam của Bách Việt, dân Bách Việt này chuyên sống về nông nghiệp, nhưng
họ không dùng bò để cày cấy mà dùng trâu và trồng lúa nước ở hai bên bờ Dương Tử
Giang; một bên là Hoa Hạ, một bên là Hoa Nam. Đó là vùng An Huy, Giang Tô, Triết
Giang, Giang Tây, Phuớc Kiến và Lưỡng Quảng. Khi chiếm xong những vùng đất này
người Hán vẫn dùng chữ “giang” là sông như người bản địa, còn con trâu thì gọi
là “thuỷ ngưu”, có nơi gọi là “thanh ngưu”. “Thủy” không có nghiã là “nước” và “thanh”
cũng không có nghiã là “xanh”, chẳng qua cũng như tiếng Việt chia ra tiếng Nam
tiếng Bắc, thế thôi.
Cũng như thành
phố Hồ Chí Minh là tên chính thức trên giấy tờ hành chánh, nhưng địa danh Sài
Gòn vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhân dân. Và cũng không có gì lạ là chốn
Hàng Châu, Triết Giang (vốn là nước Việt cũ), người ta gọi từ “Minh Nguyệt “là
chim Minh Nguyệt” và Hoàng Khuyển là con sâu Hoàng Khuyển”. Còn Hàn San Tự ở Cô Tô là ngoại thành Tô Châu ngày trước là kinh đô
nước Ngô (Ngô Phù Sai) cũng là dân Bách Việt, những địa danh chưa hẳn là do người
Hán đặt ra. Biết đâu những địa danh đó đã có sẵn từ hồi xửa hồi xưa của người
Bách Việt truyền lại. Nếu chúng ta có thì giờ cũng nên tra cứu lại sách vở cho
rõ ràng hơn về hai từ “Ô Đề” và “Sầu Miên”. Vì vào thời Ngũ Đại, nước Việt và nước
Ngô lại trung hưng tồn tại thêm 100 năm nữa mới bị nhà Tống của Triệu Khuông Dẫn
thâu tóm.